"Chúng ta là một phần của vũ trụ, nhưng đồng thời chúng ta đang tạo nên vũ trụ đó," ông Kimitsu Nishikawa, người lao động thường ngày, người khuân vác tại bến cảng, và một người tự học. Ông sống và làm việc tại Yokohama cho đến khi ông qua đời vào năm 2009. Yokohama Triennale-2020 (YT-2020) lấy sự từng trải đầy giác ngộ và sự tự nhận thức về vũ trụ của một thợ đóng tàu nay đây mai đó để trở thành một nguồn khẳng định sự tương hỗ giữa các động lực kiến tạo ra thế giới và các xung động tự biến đổi. Trong điều này – và với sự hiểu biết của chúng tôi, mọi hành động sáng tạo, bất kể khiêm tốn hay tham vọng, và mọi yêu cầu, bất kể quy mô của nó, là một nguồn cho sự đổi mới. Tất cả chúng có thể được coi là phương thức thực hành và hình thức tư duy không cạnh tranh, bình đẳng, thứ mà kéo theo với chúng những văn hóa, trí tuệ và sự phản ánh lịch sử. Cùng nhau, chúng xây dựng một cụm nơi các nguồn khác biệt và phân tán va chạm với nhau, tạo nên một môi trường thân thiện với nhiều sự thảo luận về mối quan hệ ngang hàng giữa các cách suy nghĩ, hành động và thể hiện khác nhau trên thế giới.
Chúng tôi học hỏi từ nhà sinh vật học và nhà điều tra quá trình phát quang sinh học Osamu Shimomura về cách các quá trình sống tự tạo ra ánh sáng bên trong của chúng. Chúng tôi cũng lấy dấu hiệu từ Nujum al Ulum (Ngôi sao của Trí tuệ), một đoạn thơ Ba Tư thế kỷ 16 được viết ở Nam Ấn Độ. Nhiều ngôn ngữ và truyền thống được miêu tả thành một mạng lưới tỏa sáng về mối quan hệ không đồng nhất giữa động vật, con người, thực vật, vật liệu và các thực thể thần thánh. Mục đích của nó là cung cấp cả kiến thức và tự vấn như một dạng "thuốc chữa bệnh cho những người bạn". "Sự soi sáng của tình bằng hữu" (Luminosity of friendships), một lần nữa, theo cách viết của nhà văn người Mỹ gốc Nga, Svetlana Boym, và từ Hariprabha Mallik, một phụ nữ người Bengal đến Nhật Bản để kiếm sống cách đây hơn một trăm năm, chúng ta học được những quan sát hàng ngày nhẹ nhàng, đầy sắc thái mà qua đó một cuộc sống tự tái hiện bản thân nó ở một vùng đất khác.
YT-2020 có kế hoạch mở rộng ra bên ngoài bằng cách vạch ra các đường không gian và chu vi tạm thời, và bằng cách đan xen các sự kiện và tiểu sử từ các chân trời thời gian khác nhau. Quá trình này sẽ được đánh dấu bằng các tập. Các Tập này sẽ mở ra trải nghiệm về thời gian và không gian của cả việc thực hiện cũng như thực hành triển lãm cho mỗi 3 năm một lần. Mỗi Tập sẽ xác định tính cách và giai điệu của riêng mình và sẽ được phát triển bởi các nghệ sĩ và người đối thoại được mời. Chúng sẽ mở ra ở các địa điểm trong thành phố Yokohama cùng với các thành phố khác của Nhật Bản và các nơi khác trên thế giới. Từ "Tập" được chọn để xem xét điều gì xảy ra khi một sự kiện bất ngờ thu hút sự chú ý của thời gian, để chứng kiến sự thay đổi của mùa, để xem nhật thực, để trải qua thay đổi tâm trạng hoặc để ghi nhận sự đồng bộ kỳ diệu của sự kiện và quy trình. Những tập phim này được dự định là những sự tập hợp - hơn nữa - thể hiện những đề xuất lịch sử chưa được hiểu, thứ xây dựng hành trình của những suy nghĩ, lắng nghe những âm thanh sinh thái từ những khoảnh khắc khác và suy ngẫm về những bức thư tình từ một thời điểm này đến một thời điểm khác.
Bằng cách này, YT-2020 sẽ cung cấp cho thành phố chủ nhà của nó một thế giới mở rộng và là dịp để suy nghĩ lại và hình dung sự thân mật của bản thân khi nó thực hiện sự chuyển hoá với thế giới.
Mô hình tích hợp aquaponics - một hệ thống cộng sinh
Dự án “ĐỒNG NHÂN”Thực hiện: FARMING ARCHITECTSChủ đầu tư: Bảo tàng Yokohama- Nhật bảnTriển lãm: Yokohama Triennale – 2020 (YT-2020) Chủ đề: AFTERGLOW (Ánh sáng hồng ban chiều ở chân trời) Nhóm thiết kế: An Thanh Nhàn, Nguyễn Hải Quân, Đỗ Xuân Đạt, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Duy Quang, Paraz Sonawal |
Nhóm thiết kế Farming Architects
Những chia sẻ của Farming Architects về tác phẩm “Đồng Nhân” tại triển lãm Yokohama Triennale- 2020:
Xin chào Farming Architects, các bạn có thể chia sẻ cơ duyên nào đưa các bạn tới triển lãm Yokohama không?
- Đơn vị giám tuyển của tàng Yokohama biết đến Farming Architects (FA) thông qua dự án Thư viện VAC phố thị, sau đó họ có tới Hà Nội để trò chuyện và thăm quan văn phòng cùng một số dự án mà FA đã triển khai. Trong thư mời thiết kế gửi tới FA, phía bảo tàng có bày tỏ: “Đối với Yokohama Triennale 2020, RAQS (giám đốc phụ trách nghệ thuật) đưa ra những từ khoá như những sự gợi ý cho các nghệ sĩ tham gia triển lãm: Autodidactic (Tự khai phá), Luminosity (Sự phát sáng), Care (Sự chăm sóc), Friendship (Tình bằng hữu), và Toxicity (Độc tố). Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi thấy kiến trúc của FA không chỉ là nơi có thể dừng chân để đọc sách như một Sự tự khám phá, khai mở về hành tinh, mà còn là không gian để con người có thể quan tâm, tương tác lẫn nhau. Hơn thế nữa, các bạn còn là "những người nông dân" quan tâm đến hệ sinh thái.
Chủ đề của YT-2020 là AFTERGLOW (Ánh sáng hồng ban chiều ở chân trời), nó là thứ ánh sáng tiếp tục vượt ra ngoài những tia sáng tức thời và mở rộng ra vô tận không gian cùng thời gian. Dường như, những khoảnh khắc đó rất đẹp nhưng đôi khi, thứ ánh sáng này có thể rất độc hại vì trong sự phát ra của nó là kết quả của những phóng xạ. Bảo tàng Yokohama hy vọng Farming Architects có thể xem xét thông điệp của triển lãm YT-2020 lần này để truyền tải vào trong những thiết kế của các bạn!”.
Khó khăn mà FA gặp phải khi triển khai thiết kế một dự án ở nước ngoài nhất là lại trọng thời kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19?
- Kế hoạch đã được chúng tôi chuẩn bị kỹ càng từ giữa năm 2019, nhưng do ảnh hưởng ngày càng lớn của dịch bệnh nên có những thời điểm tưởng chừng như phải huỷ bỏ và chúng tôi không thể thực hiện được dự án. Nhưng cuối cùng, hợp đồng thiết kế vẫn được kích hoạt và nó vẫn là một trong những chương trình quan trọng của thành phố để chào đón Thế vận hội Tokyo 2020, ban tổ chức chỉ phải hoãn lại ngày khai mạc. Công trình sẽ được xây dựng vào tháng 8/2020 để triển lãm diễn ra vào cuối năm nay và kéo dài tới hết Olympic.
Thông điệp của không gian “Đồng Nhân” mà các bạn muốn mang tới triển lãm?
- Bên cạnh sự nghiên cứu rất kỹ những từ khoá của đầu bài, FA luôn mong muốn tiếp tục theo đuổi những suy nghĩ của mình về sự lồng ghép “hệ thống cộng sinh- tuần hoàn” vào trong công trình, như cái các mà chúng tôi đã hiện thực trong Ban công sinh thái hay Thư viện VAC phố thị.
Cuối cùng, ở “Đồng Nhân” chúng tôi còn gửi gắm ước mơ ngày nào đó, trên toàn toàn thế giới, mọi người cùng sống hoà đồng, ai cũng làm việc để góp phần phục vụ mọi người như phục vụ chính bản thân mình, khi ấy chúng ta đều hoàn toàn bình đẳng, không phân biệt thân sơ, không phân biệt sắc tộc hay màu da..., không phân ranh giới nước này nước kia mà tất cả kết lại như một nhà... Hơn thế nữa, không chỉ là sự bình đẳng giữa người với người mà còn giữa người cùng vạn vật đều hoà vào nhau. Như vậy tất cả đều có hành động giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau một cách tự nhiên, bảo vệ cả môi trường sống, bảo vệ sự tồn tại lành mạnh của thiên nhiên vũ trụ, để cùng chung sống và phát triền trong bình an.
RAQS - Giám đốc nghệ thuật YT-2020 / KTS An Thanh Nhàn (dịch)