Để đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu vốn ngày càng khắc nghiệt, các kiến trúc sư trên khắp thế giới đã tạo ra nhiều công trình với những thiết kế độc đáo, tập trung vào tiêu chí thích nghi và thân thiện với môi trường thiên nhiên xung quanh.

%C2%A9_Eric_Offereins.jpg

Các nhà khoa học đã cảnh báo về sự tàn khốc của hiện tượng nóng lên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Trong đó, con người là tác nhân chính của vấn đề này khi gây nên hàng loạt thảm họa với hệ sinh thái và môi trường Trái Đất. Ngành xây dựng hiện nay đã thải ra 8% tổng lượng khí thải toàn cầu do sản xuất bê tông, đồng thời tiêu tốn 36% năng lượng chung cho những tòa nhà cao tầng. 

Do đó cộng đồng kiến trúc sư cũng có một phần trách nhiệm trực tiếp trong việc chống lại quá trình biến đổi khí hậu. Đổi mới, cải tiến thiết kế công trình để khiến chúng thân thiện hơn với môi trường là xu thế tất yếu trong tương lai.

Dưới đây là một số công trình, dự án kiến trúc trên toàn thế giới, thể hiện sự sáng tạo của các kiến trúc sư trong việc cung cấp những giải pháp trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu.

1. Self-sustainable Floating Pavilion (Nhà nổi tự bền vững) – Rijnhaven, Rotterdam

%C2%A9_Rotterdam.Climate.Initiative.jpg

Để giải quyết các thách thức liên quan tới biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như hoàn thành mục tiêu trở thành nơi trung tâm của việc giảm CO2 trên toàn thế giới với việc giảm 50% lượng khí thải Carbon, các kiến trúc sư thành phố Rotterdam đã phát triển một bộ cấu trúc nổi tự bền vững vào năm 2013, kế hoạch này cũng nằm một phần trong tham vọng thích nghi với mực nước biển ngày càng dâng cao.

Dự án được xem như là chất xúc tác để chống lại biến đổi khí hậu. Công trình hình ba mái vòm kết nối với nhau, neo mình trong bến cảng cũ của thành phố được thiết kế bởi DeltaSync. Đây là một ví dụ về sự sáng tạo, bền vững, có tính ứng dụng trước những vấn đề về khí hậu. Công trình với ý tưởng là các cấu trúc lưu trữ với những cách sử dụng khác nhau, nhưng hơn cả là hình thành một cộng đồng nhà nổi. Hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời và các cấu trúc của nó làm bằng nhựa ETFE chống ăn mòn, nhẹ hơn 100 lần so với thủy tinh, từ đó tạo nên tiền đề cho một công trình có thể nổi lên mặt nước. 

2. Humanscapes Habitat Urban Living | Auroville Design Consultant

%C2%A9_Akshay_Arora.jpg

Tọa lạc tại Ấn Độ, khu nhà ở này là một dự án nghiên cứu và trình diễn của ứng dụng của Dự án Đô thị bền vững và tích hợp (Sustainable and Integrated Urban Living Project) được sử dụng để đo điểm chuẩn cho nhà ở. Hiện nay, không gian sống của con người đang bị biến đổi bởi quá trình đô thị hóa lẫn khủng hoảng khí hậu. Để giải quyết những vấn đề này, dự án đưa ra những giải pháp để đạt được sự phát triển bền vững, nâng tầm ngành xây dựng của đất nước Ấn Độ, khuyến khích các tòa nhà sử dụng những vật liệu xây dựng có thể giảm lượng khí Carbon thải ra trong quá trình xây dựng.

Cortesia_de_Auroville_Design_Consultants.jpg

Công trình sử dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng từ địa phương, cải tạo môi trường sống tại các khu dân cư, đem tới cho họ nguồn năng lượng tích cực thông qua chu trình tái tạo năng lượng. Một số hạng mục quan trọng của dự án là: Không xả nước bừa bãi, giảm thiểu và tái chế chất thải rắn, xây dựng cảnh quan đặc trưng với các loài sinh vật địa phương và trồng thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra là việc khắc phục một số hệ quả tự nhiên của vấn đề quy hoạch đường phố bằng cách tích hợp không gian làm việc với sinh hoạt, điều phối cộng đồng và cơ sở hạ tầng cũng như sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường, chạy xe oto tiêu thụ điện là một ví dụ.

3. Makoko Floating School / NLÉ Architects (Trường học nổi Makoro / NLÉ Architects)

Biến đổi khí hậu không chỉ làm mực nước biển dâng cao trong vài năm qua, nó còn gây ra sự xói mòn bờ biển cũng như gây ra những trận mưa lũ kỷ lục, tất cả đã gây quá tải hệ thống nhà ở và đe dọa cuộc sống của cư dân hiện đại. Nhằm thích nghi với điều đó, NLÉ Architects đã phát triển dự án kiến trúc độc đáo này cho trường Makoro. Công trình được thiết kế như một nguyên mẫu về nhà nổi để khuyến khích sự làm mới về thiết kế và thay đổi quy hoạch của các đô thị ven biển châu Phi trước khủng hoảng khí hậu. Tạo nên nhiều nhà nổi với trung tâm cộng đồng, sân chơi cùng một hệ thống.

Via_Gizmag.jpg

Khu nhà nổi được thiết kế cho 100 học sinh và giáo viên, rộng khoảng 100m2 và chiều cao trần 10m2. Dự án tái sử dụng gỗ và tận dụng khoảng 265 thùng nhựa tái chế để nổi trên mặt nước đi đôi với hệ thống làm sạch chất thải bền vững nhờ nước mưa. Ưu tiên dùng năng lượng điện từ các tấm pin mặt trời. 

4. Archifest Zero Waste Pavilion | WOW Architects

Sử dụng chất thải có thể tái chế được làm nhân tố chính của một chiến dịch xây dựng liên quan tới chủ đề không lãng phí. Dự án được phát triển xung quanh hai hệ thống có thể tái sử dụng rất nhanh. Chiến dịch không lãng phí cân nhắc thời gian, vật liệu, chi phí và chu kỳ sử dụng của các yếu tố. Thiết kế nổi bật gồm hệ thống khung kèo hộp bao gồm cả mái nhà mất khoảng 7 ngày triển khai. Màng thép lưới mất tối đa 3 ngày lắp đặt. Thời gian để hoàn thành công trình khoảng 10-15 ngày. Hệ thống màng lưới có thể tái sử dụng và mục đích khác sau khi bị gỡ bỏ.

%C2%A9_Aaron_Pocock.jpg

5. Oceanix City | Bjarke Ingels Group (Thành phố Oceanix | Bjarke Ingels)

%C2%A9_Bjarke_Ingels_Group.jpg

Là một phần của chương trình về phát tiển đô thị của tổ chức UN-Habitat (Chương trình Nhân cư Liên Hiệp quốc) nhằm tìm cách đối phó với những đe dọa sắp xảy ra của biến đổi khí hậu. Đây là một dự án về tầm nhìn, đề xuất xây dựng một cộng đồng nổi bền vững đầu tiên trên thế giới. Cộng đồng sẽ được sống trong một thành phố nổi với sức chứa lên đến 10.000 người. Thành phố Oceanix là một kịch bản cho dự đoán vào năm 2050, phần lớn những thành phố đông dân cư trên thế giới sẽ phải trực tiếp đối mặt với mực nước biển ngày càng dâng cao. Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển hàng loạt kèm theo đó là nhiều cơ sở hạ tầng sẽ bị phá hủy hoặc chìm dần xuống biển. Chương trình thuộc trong một trong các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, với nguồn thực phẩm, năng lượng, nước, chất thải tái chế và bền vững.

%C2%A9_Bjarke_Ingels_Group_2.jpg

Ingels kiến trúc sư nổi tiếng người Đan Mạch từng nhận định sâu sắc về những sức mạnh của con người để thích nghi, tồn tại với mọi hoàn cảnh:

“Hằng số duy nhất trong vũ trụ là sự thay đổi. Thế giới của chúng ta luôn đổi thay và ngay bây giờ khí hậu cũng vậy. Dù khủng hoảng có nghiêm trọng tới đâu, đây sẽ là lúc tập hợp sức mạnh của con người. Chúng ta đủ mạnh để thay đổi và dùng điều đó để hình thành tương lai.”

Biên dịch | Nguyễn Hồng Sơn (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Kiến trúc và khí hậu: 6 Kỹ thuật cho mô hình nhà trú ẩn khẩn cấp
  • Nhà ven biển thích ứng với khí hậu | Studio Happ
  • Xây dựng tháp sinh thái chống biến đổi khí hậu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022