“Sau khi học vài năm tại trường kiến trúc, tôi bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong cách nghĩ, cách nói chuyện, và cách nhìn nhận cuộc sống của mình. Tôi dần nhận ra rằng, khi tôi nói về các dự án với những người bạn không phải là đồng nghiệp, họ sẽ nghĩ như thể là tôi đang nói một thứ ngôn ngữ khác!”.

kt2.jpg

Kiến trúc có lẽ là một hành trình cô đơn nhất, nhưng cũng là điều tuyệt vời và hứng khởi nhất mà bạn sẽ theo đuổi trong tương lai. Nhưng đây không phải là một con đường màu hồng, đặc biệt với các bạn sinh viên còn chưa nhận thức được những vấn đề sâu hơn nữa của nghề này.

Trong bài viết hôm nay, tôi muốn truyền tải tới bạn những chia sẻ của một KTS mới hành nghề tại Texas, Hoa Kỳ – Samantha Raburn. Blog cá nhân của cô ấy, The Aspiring Architect, kể lại hành trình của Samantha từ khi còn là một sinh viên kiến trúc. 

kt3.jpgSamantha Raburn Markham – KTS kiêm blogger người Mỹ, đồng thời là một cây viết cho tạp chí Architizer

Chỉ mất một vài năm học và thực hành để bạn nhận ra rằng kiến trúc sư là những người vô cùng lập dị. Cùng với đó, công việc thiết kế kiến trúc sẽ tiêu tốn ít nhất 75% thời gian trong cuộc đời bạn (đương nhiên vẫn có những ngoại lệ).

Tôi dám khẳng định như vậy bởi quãng thời gian theo học tại trường đã thay đổi vĩnh viễn con người tôi, biến tôi trở thành một thứ gì đó mà chính mình còn chẳng nhận ra. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi đã đúc kết được 5 sự thay đổi lớn nhất ở một sinh viên kiến trúc từ lúc theo học tới thời điểm làm nghề.

1. Sự tìm tòi, học hỏi – Bạn sẽ không bao giờ có thể nhìn các công trình, tòa nhà, quảng trường, hay thậm chí bãi đậu xe theo một cách giống nhau!

Mỗi khi bước chân vào một tòa nhà, việc đầu tiên bạn làm là quan sát nó. Bạn sẽ để ý từng chi tiết như cánh cửa, loại ván sàn, cấu trúc chịu lực… và sẽ luôn đặt câu hỏi về chúng.

Khi quan tâm hơn đến một việc gì đó (ở đây là kiến trúc), bạn thực sự muốn đào sâu khám phá, và tò mò như một đứa trẻ lên ba. Bạn cũng sẽ suy nghĩ đến vị trí, đặc điểm bối cảnh, sợi dây liên kết của công trình đó với các tòa nhà xung quanh. 

kt4.jpg

Một KTS tham vọng luôn suy nghĩ và học hỏi, cũng chính bởi việc đó là quá trình cả đời của bạn và bạn luôn phải cập nhật vốn kiến thức của mình hàng ngày, hàng giờ.

2. Việc trau dồi, giao tiếp – Bạn sẽ luôn phải nói về kiến trúc, thậm chí đến 80% thời gian trong ngày. 

Bạn sẽ suy nghĩ về cách cải tạo một công trình trước khi được thực hiện một dự án như vậy. Thảo luận về bài giảng kiến trúc vừa được học, cách vận hành một studio, cách lên ý tưởng thiết kế của một người mà bạn hâm mộ… bạn nói chuyện và chia sẻ chúng hàng ngày, hàng giờ.

Mỗi khi nói chuyện về chủ đề kiến trúc, chúng ta thật sự không đủ thời gian. Tôi từng tự nhủ mình sẽ không nói chuyện nghề trong bữa tối, nhưng rồi lại bị kéo theo câu chuyện của những người bạn về dự án sắp tới của họ. 

kt5.png

3. Cuộc sống sinh hoạt – Bạn bắt đầu coi trọng và mong muốn thái quá những điều bình dị, thường nhật.

Khi theo học tại trường kiến trúc, bạn thích nghi với một lối sống mới chủ yếu xoay quanh kiến trúc. Đối với tôi và hầu hết các đồng nghiệp trong studio, chúng tôi rất hào hứng khi thực hiện một dự án – vì đến cuối cùng, chúng tôi có thể được ăn một bữa tối bình thường và trở về nhà tắm rửa, ngủ một giấc thật ngon sau những ngày dài. 

kt6.jpg

Có những ngày, tôi cảm thấy mình không có đủ thời gian để cầm vào chiếc vòi sen, hay được ăn một chiếc sandwich tử tế. Công việc cứ diễn ra đều đặn kể từ khởi đầu, thời điểm giữa và khi kết thúc (việc làm đồ án sinh viên cũng vậy). 

Sinh viên kiến trúc ai cũng đã từng như thế, nhưng sau khi tốt nghiệp, bạn chắc chắn sẽ phải học cách đặt ra những lịch trình cụ thể với các bữa ăn trong ngày.

4. Những lầm tưởng về năng lực – Khi bạn nói về công việc (tương lai) của mình, bạn bè và gia đình sẽ nghĩ rằng bạn luôn kiếm được rất nhiều tiền và có thể thiết kế bất cứ thứ gì họ muốn.

Kiến trúc sư đã được “lập trình” đi liền với những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất định. Nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Zaha Hadid hoặc Frank Gehry với kiến trúc điên rồ của họ. Nhưng năng lực và danh tiếng là hai thứ được bồi đắp theo thời gian.

Bạn sẽ luôn muốn show ra thế mạnh của mình trong công việc, nhưng đồng thời cũng là việc show với bạn bè và gia đình để họ biết công việc thực sự của bạn là gì. Chính vì thế những người ngoài cuộc sẽ có những luồng đánh giá và nhận định trái chiều theo hiểu biết của họ.

kt7.jpg

5. Trải nghiệm – Mọi thứ bạn làm sẽ luôn là một điều mới mẻ, một cảm giác mới mà bạn phải thích nghi và trở nên tốt hơn sau đó.

Nếu bạn mua một ngôi nhà hoặc thuê một căn hộ, bạn sẽ luôn nghĩ đến những giải pháp thiết kế để biến chúng thực sự trở thành “của mình”. Bạn sẽ luôn tìm thấy một căn phòng nào đó cần được cải tạo. Bạn sẽ nghĩ về một món đồ nội thất mới mà bạn phải đóng… Chúng cứ tiếp tục lặp đi lặp lại và không bao giờ tắt.

Nếu bạn đang học để trở thành một kiến trúc sư đủ điều kiện hành nghề, trải nghiệm là một điều thực sự cần thiết bởi chúng mang lại cảm giác tích cực. Bạn tích cực, có nghĩa là bạn đủ năng lượng để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê.

kt8.jpg

Cho những ai mới bắt đầu: Hãy sẵn sàng để suy nghĩ, nói chuyện, nhìn và sống khác đi! Bạn đừng ngại khi người khác cho bạn một vài cái nhìn điên cuồng về con người mình, vì bạn đang con đường theo đuổi nghiệp kiến trúc!

Biên dịch | Duc Anh

XEM THÊM:

  • Thu hút khách hàng mới và gây ấn tượng với khách hàng hiện tại: 4 cách hữu hiệu dành cho kiến trúc sư
  • 8 kỹ năng cần thiết cho những kiến trúc sư thế kỷ 21
  • 8 kênh Youtube về diễn họa 3D kiến trúc đáng theo dõi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022