Từ những chiếc kệ xập xệ cho đến những chiếc ghế được mô phỏng theo những bức tranh trừu tượng của Wassily Kandinsky, dưới đây là tổng hợp 11 thiết kế nội thất kỳ quặc, đặt hình thức lên trên chức năng sử dụng.

Trong khi những đồ nội thất thông thường được tạo ra để thực hiện các chức năng cụ thể như lưu giữ đồ vật hoặc để ngồi, các NTK nội thất đã phá bỏ nguyên tắc, thiết kế ra những đồ nội thất kỳ quặc, nhằm mở rộng hơn định nghĩa về nội thất thông thường.

Những đột phá này trở nên phổ biến vào năm 1980 nhờ nhà sáng tạo người Ý, Ettore Sottsass, đã thành lập tập đoàn Memphis, nhằm chống lại những quy tắc của thiết kế thông thường.

1. Ghế trừu tượng – WoongKi Ryu

Nhà thiết kế người Hàn Quốc WoongKi Ryu đã dựa trên các hình dạng kỷ hà với màu sắc tươi sáng thường thấy trong các bức tranh trừu tượng của nghệ sĩ thế kỷ 20 Wassily Kandinsky để sáng tạo nên thiết kế ghế này.

image003-2.jpg

Với phần ghế ngồi bằng gỗ hình nón, lưng tựa được tạo thành từ một số thanh kim loại ghép lại, chiếc ghế trừu tượng này có chủ ý đặt hình thức lên trên chức năng.

Thay vì tiếp cận mục đích chức năng của chiếc ghế, tôi muốn làm nổi bật cảm xúc và ý nghĩa của chiếc ghế – thứ chỉ có thể được thể hiện một cách trừu tượng”, nhà thiết kế nói.  “Tôi muốn bắt chước cách Kandinsky tiếp cận sự trừu tượng trong các bức tranh của anh ấy.

2. Tủ mềm – Dewi van de Klomp

Những chiếc kệ mềm và võng này được làm từ cao su xốp – một loại vật liệu hay được sử dụng làm đệm ghế ô tô và cách nhiệt tường. Do bản chất kết cấu đệm, hình thức của chúng biến đổi linh hoạt khi chứa đựng những đồ vật khác nhau.

image005-1.jpg

Đối với Van de Klomp, chức năng không phải là ý đồ chính khi tạo ra các mảnh ghép. “Tôi thích tán tỉnh ranh giới của thiết kế”, cô giải thích. “Chức năng không phải là điều bắt buộc. Mà đó chính là về câu chuyện tôi muốn kể.

3. Ghế nhôm Anodized – Yeon Jinyeong

NTK người Hàn Quốc Yeon Jinyeong đã tạo ra một loạt đồ nội thất được làm từ những ống nhôm có màu sắc sặc sỡ với cấu trúc từ các nếp gấp tự do. Những chiếc ghế được tạo ra với mục đích khám phá “vẻ đẹp trái ngược” của những thứ đã bị lạm dụng.

image007-1.jpg

Mặc dù trông như đã hỏng nhưng chúng vẫn có thể thực hiện các chức năng bình thường, dù “tất nhiên điều đó không bao giờ thoải mái”, Jinyeong nói.

4. Ghế bành Bel Air – Peter Shire

Chiếc ghế Bel Air năm 1982 của nhà thiết kế kiêm nhà sản xuất người California – Peter Shire – là một trong những đóng góp nổi bật nhất cho Tập đoàn Memphis những năm 1980 – tập đoàn Ý do Ettore Sottsass thành lập.

image009-1.jpg

Được tạo thành từ nhiều hình dạng khác nhau với màu sắc tương phản, thiết kế này là một phần trong bộ sưu tập Memphis riêng của David Bowie. Adam Trunoske, một chuyên gia thiết kế của thế kỷ 20 tại nhà đấu giá Sotheby’s ở London, mô tả tác phẩm bất đối xứng trông “gần như một chiếc ghế trống“.

Trunoske cho biết: “Chỉ có một vài đường thẳng trên đó, khiến bạn tự hỏi ‘Làm thế nào để tôi ngồi trên đó?‘, ‘Tôi nên ngồi ở đâu?’. Nó thách thức những ý tưởng truyền thống về việc một chiếc ghế phải như thế nào“.

5. Ghế Alaska – Virgil Abloh

NTK thời trang Virgil Abloh đã tạo ra một loạt các món đồ nội thất được mổ xẻ ở các điểm khác nhau để trông như thể chúng đang chìm xuống sàn, như một phần của cuộc triển lãm mang tên Dysfunctional.

image011-1.jpg

Bộ sưu tập đồ nội thất Alaska đã làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật và thiết kế, nó không hoàn toàn mang tính chức năng mà thay vào đó nhằm mang đến thông điệp “Mực nước biển dâng cao”.

6. Ghế Vegan Design – Erez Nevi Pana

NTK người Israel, Erez Nevi Pana, đã tạo ra một loạt những chiếc ghế đẩu được phủ một lớp “da” từ các tinh thể muối do bị ngập trong nước của Biển Chết trong vài tháng.

image013.jpg

Trong một nỗ lực để tạo ra đồ nội thất không có động vật, Nevi Pana đã sử dụng các tinh thể muối thay cho keo để cố định từng bộ phận của đồ nội thất với nhau. Thay vì được làm ra để ngồi, mục đích của đồ nội thất là dẫn dắt cuộc thảo luận về việc sử dụng các vật liệu có nguồn gốc từ động vật trong các sản phẩm.

7. On The Meridian – Vincent Pocsik

Nhà thiết kế người Mỹ Vincent Pocsik đã tạo ra một loạt các đồ vật – mặc dù đóng vai trò như một món đồ nội thất, nhưng lại được coi là tác phẩm nghệ thuật.

image015.jpg

Được làm từ gỗ và đồng, bộ sưu tập On The Meridian cho thấy Pocsik đã đẩy các vật liệu hữu cơ đến mức chúng không còn tự nhiên nữa. Các tác phẩm được thiết kế như một phần của cuộc khám phá liên tục về mối quan hệ giữa thiết kế đồ nội thất truyền thống và nghệ thuật tiên phong.

8. Máy tiện – Sebastian Brajkovic

Những chiếc ghế dài từ thế kỷ XVII đã được kéo căng như vải nỉ trong bộ sưu tập “tác phẩm nghệ thuật chức năng” của Sebastian Brajkovic.

image017.jpg

Ban đầu, vì muốn tạo thêm không gian trên một chiếc ghế đơn bằng cách “đùn” diện tích bề mặt của ghế, các thiết kế của Brajkovic nhanh chóng trở thành đối tượng dao động giữa nghệ thuật và đồ nội thất. Nhà thiết kế đã lấy ý tưởng kéo dài ghế từ chức năng Photoshop cho phép người dùng chọn một hàng pixel và kéo dài chúng đến bất kỳ độ dài nào họ muốn.

9. Ghế trượt – Snarkitecture

Trong khi bề mặt ngồi của chiếc ghế hoàn toàn bằng phẳng, nhưng những đường chéo của các khối ghép lại khiến người sử dụng có cảm giác trơn trượt, không thể ngồi được.

image019.jpg

Studio Snarkitecture, New York đã tạo cho chiếc ghế Slip một khung lệch tâm được làm từ gỗ tần bì trắng và đặt lên trên chiếc ghế này một phiến đá cẩm thạch đã được cắt theo một góc, giúp chống lại cấu trúc nghiêng của nó để tạo ra một bề mặt đồng đều.

10. Ghế Ornamentum – Orson Oxo Van Beek và Quinten Mestdagh

Bộ đôi NTK Orson Oxo Van Beek và Quinten Mestdagh đã tạo ra một bộ sưu tập các món đồ nội thất được làm từ các mảnh nhôm với các cạnh sắc và nhọn, khiến chúng có vẻ nguy hiểm khi chạm vào hoặc sử dụng.

image021.jpg

Van Beek nói: “Chúng tôi muốn làm cho các mảnh được trang trí quá mức, đến nỗi đồ nội thất thực sự trở nên vô dụng; bản thân nó là một vật trang trí”. “Sự nguy hiểm làm tăng thêm tính thẩm mỹ và quan trọng nhất là tính phi chức năng của đối tượng.”

11. Tủ sách Carlton – Ettore Sottsass

Tủ sách Carlton do kiến ​​trúc sư người Ý Ettore Sottsass thiết kế vào năm 1981 cho Tập đoàn Memphis của ông. Đây được coi là thiết kế nội thất dễ nhận biết nhất của Sottsass.

image023.jpg

Hình thức mơ hồ của nó, được xây dựng bằng các mảnh ghép đầy màu sắc, lộn xộn của tấm ván sợi mật độ trung bình nhiều lớp (MDF), có thể được hiểu như một tủ sách, một ngăn chia phòng, một tủ quần áo hoặc chỉ là một vật trang trí thuần túy. Thiết kế tuân theo mong muốn của Sottsass là thoát khỏi những hạn chế của chủ nghĩa chức năng.

Biên dịch | Hà Linh (Nguồn: Dezeen)

XEM THÊM:

  • KTS Kevin Levon: Là ghế nhưng không chỉ để ngồi!
  • Classic Series: The Chair (PP 503) – Chiếc ghế của những vị Tổng thống
  • Classic Series: Ghế Barcelona – Ngai vàng thời hiện đại

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022