Trẻ được học quản lý tài chính cá nhân càng sớm càng sử dụng đồng tiền thông minh, tương lai sẽ không bị lúng túng vì thiếu tiền.
Ngày nay, khả năng quản lý tài chính cá nhân ngày càng phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khái niệm về tiền bạc, quản lý tài chính của một người được hình thành từ khi còn nhỏ.
Do đó, cha mẹ Nhật đã trau dồi cho con mình hình thành khái niệm tiền bạc tốt và phương pháp quản lý tài chính ngay từ khi còn nhỏ.
1. Nhận biết mệnh giá đồng tiền
Dạy trẻ cách nhận biết đồng tiền là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc dạy trẻ cách quản lý tài chính.
Để dạy con nhận biết mệnh giá đồng tiền, những người mẹ Nhật Bản đã chuẩn bị tiền giấy và tiền xu với nhiều mệnh giá khác nhau, kể về nguồn gốc của tiền và dạy chúng phân biệt các mệnh giá bằng các kích cỡ và màu sắc khác nhau.
Ngoài ra, họ cũng chuẩn bị một số trò chơi vui nhộn để giúp trẻ ghi nhớ mệnh giá tiền.

Dạy trẻ cách nhận biết đồng tiền là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc dạy trẻ cách quản lý tài chính. Ảnh minh hoạ
2. Dạy con tiêu tiền từ 2-3 tuổi
Ngay khi còn là học sinh mầm non, mỗi em bé sẽ được bố mẹ cho tiền tiêu vặt 50-70 yên/ ngày.
Các bé có thể mua cho mình bánh kẹo hoặc đồ chơi với giá từ 10-50 yên, vì vậy để mua được món đồ với giá 50 yên, các bé phải "nuôi heo", điều đó tạo cho các bé khả năng tiết kiệm.
Lên bậc tiểu học, các bé bắt đầu được cho tiền tiêu vặt hàng tháng, đầu tiên là 1000 yên, để bé được mua thứ mình thích, đã sử dụng hết thì thôi, muốn mua thêm thứ khác thì cũng phải đợi tới tháng sau.
Tùy từng gia đình mà quyết định khoản tiêu vặt đó được dùng để mua gì, có thể là đồ dùng học tập hay đồ chơi. Lớn hơn một chút thì số tiền tiêu vặt đó sẽ tăng, nhưng không quá nhiều.
3. Để đứa trẻ học cách trả tiền khi đi chợ
Khi gia đình cần mua những nhu yếu phẩm hàng ngày như muối và nước tương, mẹ có thể đưa tiền cho trẻ và yêu cầu chúng trả tiền.
Tạo cho trẻ nhiều cơ hội tự chi trả trong cuộc sống, để trẻ hiểu sâu và ghi nhớ việc sử dụng đồng tiền trong thực tế.

Bố mẹ Nhật sẽ hướng dẫn các con ghi chép các khoản chi trong tháng, được cho bao nhiêu? Mua cái gì? Giá bao nhiêu?… Ảnh minh hoạ
4. Ghi chép các khoản chi trong tháng
Bố mẹ Nhật sẽ hướng dẫn các em ghi chép các khoản chi trong tháng, được cho bao nhiêu? Mua cái gì? Giá bao nhiêu?… Để các em tự hệ thống lại cái gì đáng mua và không đáng mua để tháng sau chi tiêu hợp lý hơn.
Ngoài ra, bố mẹ Nhật luôn lên phương án dạy con phải có kế hoạch trong tương lai, muốn có "thù lao" thì phải lao động và tích lũy từng ngày.
Ví dụ trong tuần này, bé được mời sinh nhật bạn vào thứ 4, để có thể mua được món quà tặng bạn thì phải tiết kiệm tiền tiêu vặt từ thứ 2, thứ 3.
Hoặc để có thể mua được một chiếc ô tô điều khiển từ xa mà bạn A có thì phải tự gấp quần áo, sắp xếp và dọn dẹp phòng ngủ, cắt cỏ hoặc cọ toilet…

Cha mẹ Nhật Bản dạy con phải làm gì với tiền trong ngân hàng, để đứa trẻ hiểu sơ bộ về ngân hàng. Ảnh minh hoạ
5. Thiết lập tài khoản tiết kiệm riêng từ khi còn nhỏ
Với nền tảng đầu tiên trong việc tiết kiệm là heo đất, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của ngân hàng. Lúc này, bạn có thể dạy con về ngân hàng để khai sáng đầu tư.
Cha mẹ Nhật Bản dạy con phải làm gì với tiền trong ngân hàng, để đứa trẻ hiểu sơ bộ về ngân hàng. Họ cũng lập một tài khoản riêng cho trẻ, cho phép đứa trẻ chuyển tiền từ heo đất sang thẻ ngân hàng.
Cho trẻ biết về vai trò của các sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm và quản lý tài sản khác nhau, để nâng cao nhận thức của trẻ em về đầu tư và quản lý tài sản.
Cách giáo dục con cái về quản lý tài chính của người Nhật rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Chúng ta có thể áp dụng kết hợp với tình hình thực tế của chính gia đình mình, để trẻ có thể tiếp xúc với tiền và học cách tiêu tiền ngay từ khi còn nhỏ.
Việc trau dồi các quan niệm và giá trị quản lý tài chính đúng đắn sẽ làm phong phú kiến thức và kỹ năng của trẻ!

GĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

GĐXH - Một nghiên cứu kéo dài hơn 50 năm của Đại học Harvard, đã phát hiện ra một đặc điểm chung quan trọng giúp người giàu đạt được thành công.