Niềng răng (chỉnh nha) mang lại nụ cười đẹp - món trang sức tỏa sáng, bền vững nhất trên khuôn mặt mỗi người. Niềng răng còn giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, phát âm, ăn nhai. Nhưng những điều đó chỉ có được khi chọn đúng phương pháp, quá trình niềng thành công. Nếu chọn sai, không chỉ quá trình niềng vừa lâu, vừa đau đớn mà niềng hỏng còn khiến bạn “tiền mất tật mang”.

Khi tìm hiểu và chuẩn bị niềng răng, các yếu tố như: chi phí, thời gian thực hiện, hiệu quả… được quan tâm hàng đầu. Nhưng có một điều quan trọng không phải ai cũng biết, đó là các yếu tố này đều được quyết định bởi phương pháp mà bạn lựa chọn để niềng răng.

Dưới góc độ của chuyên gia, bác sĩ Phạm Thị Bích Ngọc (Chuyên khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết: “Việc có nên chỉnh nha hay không, dùng phương pháp nào cần được quyết định dựa trên nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là mong muốn của bệnh nhân và ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.

-17209448042101392508220.jpg

Muốn biết mình phù hợp với phương pháp niềng răng nào, cần trải qua quá trình thăm khám và đánh giá của nha sĩ

Bởi vì tình trạng răng của mỗi người là khác nhau, nỗi sợ, mong muốn hay chi phí cho chỉnh nha cũng có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, ai cũng mong muốn thời gian chỉnh nha ngắn nhất với kết quả như ý, thoải mái trong khi thực hiện và sức khỏe răng miệng ổn định về lâu dài”.

Hiểu được điều này, các nhà khoa học trong lĩnh vực nha khoa liên tục nghiên cứu và cải tiến, tìm ra các phương pháp niềng răng tối ưu hơn. Công nghệ niềng răng sinh học ra đời là bước tiến quan trọng trong quá trình này.

Niềng răng sinh học có gì đặc biệt?

Niềng răng sinh học đã được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu... với tên gọi khoa học là Biological Orthodontic. Điểm đặc biệt ở công nghệ này là không chỉ khắc phục những hạn chế của các phương pháp niềng răng trước đó mà còn đưa niềng răng lên tầm cao mới. Đặc biệt, nó còn là “cứu cánh” cho những ca niềng hỏng.

Theo bác sĩ Ngọc, có không ít trường hợp sau khi niềng răng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như răng yếu, răng hô, tiêu xương chân răng... Những vấn đề này không chỉ gây mất thẩm mỹ, còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng răng miệng, gây “tiền mất tật mang”. Chúng chủ yếu xuất phát từ việc chọn phương pháp không phù hợp và nha sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra với niềng răng sinh học. Phương pháp tiến bộ hàng đầu này đập tan những nỗi lo phổ biến của “dân niềng” như: sợ lâu, sợ đau, sợ hỏng. Đồng thời hướng tới mục tiêu đẹp nhưng phải khỏe và giữ được lâu bền.

Về cách thức thực hiện niềng răng sinh học cũng có nhiều điểm khác biệt. “Đây là kỹ thuật chỉnh nha tuân thủ nghiêm ngặt nguyên lý sinh học về tăng trưởng nội mô mạch máu và mô hình tạo xương răng. Ngoài ra là các nhân tố khác bổ sung như: vitamin D3, tế bào hủy xương, miễn dịch và nội tiết... Từ đó giúp di chuyển răng một cách chính xác, an toàn và nhanh hơn. Trong khi vẫn bảo tồn tối đa xương và các mô xung quanh, giảm thiểu tình trạng tiêu chân răng, tiêu xương, răng yếu sau niềng.

Phương pháp này tập trung vào khả năng thích ứng cao với cơ địa từng bệnh nhân. Các khí cụ chỉnh nha được thiết kế và sản xuất cá nhân hóa ở mức độ cao nhất. Điều này không chỉ tăng hiệu quả nắn chỉnh, tăng tốc quá trình sở hữu hàm răng như ý mà còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt hành trình chỉnh nha” - bác sĩ Ngọc giải thích.

-1720944802281740556826.jpg

Ứng dụng công nghệ sinh học vào niềng răng giúp đập tan nỗi lo sợ đau, sợ lâu, sợ hỏng của “dân niềng”

Bác sĩ Ngọc cũng chỉ ra thêm một vài điểm nổi bật khác của niềng răng sinh học. Ví dụ như các bác sĩ thực hiện nó cần có tay nghề cao, được đào tạo chuyên biệt. Các thiết bị cũng như phần mềm hỗ trợ phải là luôn tiên tiến hàng đầu. Nhờ vậy, ngoài rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế cảm giác đau, giảm thiểu số lần tái khám thì còn cho hiệu quả lâu bền hơn sau niềng.

Không chỉ là phương pháp tối ưu cho những người muốn niềng răng mà sợ lâu, sợ đau hay sợ hỏng, niềng răng sinh học còn là "chìa khóa" giải quyết các ca niềng răng khó, khắc phục các trường hợp niềng răng hỏng sai kỹ thuật.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022