Theo gia đình bé gái 13 tuổi (ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết khoảng 22h đêm 9/7, bệnh nhân bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Khi phát hiện ra ong đốt (khoảng 3 đến 5 phút) gia đình đã ngay lập tức rút nọc ong ra thì tại chỗ đốt nổi ban. Tại vết đốt xuất hiện sưng, đỏ sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể (tính theo giây). Ngay sau đó sau, gia đình đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

"Quãng thời gian tới Bệnh viện chỉ 4km mất khoảng 10 phút đi xe nhưng khi đi được 1km cháu quá chóng mặt. Tôi đã động viên cháu cố gắng lên. Khi 2 bố con vào đến bệnh viện, mắt của cháu đã sưng phù, không mở được".

photo-1-17211187159441694606285.jpg

Bệnh nhân được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Theo thông tin từ khoa Cấp Cứu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm nhập viện cháu bé 13 tuổi trong tình trạng phù nề vùng mặt, ho, khó thở, tức ngực mệt nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt do bị ong mật đốt vào mi mắt. Bệnh nhân được chẩn đoán: Sốc phản vệ độ 3 do ong đốt.

Ngay lâp tức, các bác sĩ đã xử trí tình trạng phản vệ do ong đốt. Bệnh nhân được tiêm chống sốc, truyền dịch, thở oxy và theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở. 

Tuy nhiên sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của bệnh nhi vẫn tiến triển nặng lên, khó thở, suy hô hấp, huyết áp tụt, được đặt ống nội khí quản (ống thở) cấp cứu, truyền nhanh dịch, duy trì các thuốc vận mạch (các thuốc nâng huyết áp) liều cao nhưng huyết áp vẫn ở mức thấp. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực. Tại Khoa, bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì thở máy, thuốc vận mạch, đánh giá chỉ số huyết động (chỉ số về hoạt động của hệ tuần hoàn), và lọc máu liên tục...

Sau một thời gian can thiệp và xử trí tích cực, bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, thoát khỏi tình trạng nguy kịch, huyết động dần ổn định, giảm dần các thuốc vận mạch. Khi tình trạng ổn định hơn, các bác sĩ đã quyết định dừng an để bệnh nhân tỉnh dậy, bỏ máy thở, và rút ống nội khí quản. Ngày 15/7, bệnh nhân đã được ra viện.

Bác sĩ ThS.BS Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực cho biết, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh nhân này vô tình bị ong đốt, chỉ một nốt mà rất nặng. Nếu bênh nhân đến muộn hơn thì rất có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân bị sốc phản vệ có thể dẫn đến giãn mạch, trụy tim nặng nề. Nếu phát hiện, xử trí muộn hoặc xử trí không phù hợp thì bệnh nhân nguy cơ tử vong cao. Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh.

Theo bác sĩ Thành, sau khi ra viện, bệnh nhân nên đi kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm test dị nguyên. Qua đó biết rõ bản thân bị dị ứng với dị nguyên gì (yếu tố cơ địa của từng người).

"Nếu làm test dị nguyên để phát hiện ra có dị ứng với những căn nguyên nào khác nữa không? bởi vì là tất cả mọi thứ đều có thể gây dị ứng. Đặc biệt thường thấy: nọc côn trùng (nọc ong, nọc rắn, nọc bọ cọp…); thực phẩm từ sữa (sữa bò, phô mai, pho mát); đậu, lạc, phấn hoa, hóa chất, thuốc… Đây mới chỉ là 1 nguyên nhân, có thể đi khám sẽ tìm nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhất là ở các tỉnh miền núi hay có những món ăn đặc sản như: trứng kiến, côn trùng, bọ cọp.. đc xếp vào những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao", bác sĩ Thành nhấn mạnh.

https://kenh14.vn/be-gai-13-tuoi-o-ha-noi-nguy-kich-phai-tho-may-chi-vi-mot-vet-ong-dot-o-mi-mat-2024071615361679.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022