Gần đây, trên Tiktok rộ lên trào lưu là dùng băng keo dán môi lại khi ngủ vì cho rằng "nó tốt cho sức khỏe". Trào lưu nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng từ nhiều người dùng khi liên tục xuất hiện những video dạng này. Tuy nhiên, các chuyên gia mới đây đã phải lên tiếng cảnh bảo về hiểm họa khôn lường từ việc dán miệng khi ngủ.
"Nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, thì điều này (trào lưu dán miệng khi ngủ - PV) có thể rất nguy hiểm," bác sĩ Raj Dasgupta, Chuyên gia về giấc ngủ, Phó Giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California, cho biết.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là sự ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc một phần của đường thở, là một trong những rối loạn giấc ngủ nguy hiểm và phổ biến nhất. Theo thống kê năm 2019 được công bố trên tạp chí Lancet Respiratory Medicine và được CNN trích dẫn,
"Có rất ít bằng chứng cho thấy lợi ích của việc dán miệng khi ngủ và tôi sẽ rất cẩn trọng khi nói về vấn đề này trước khi thử nghiệm" – bác sĩ Raj Dasgupta nói.
Tuy nhiên, không video nào được đăng tải trên Tiktok cảnh báo người xem rằng việc thực hiện hành động dán miệng khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe.
Một phụ nữ đã coi những lợi ích của giấc ngủ đẹp là lý do để cô dùng băng dính dán đôi môi của mình lại mỗi đêm. "Tôi dán môi của mình lại mỗi đêm… Ngủ ngon thực sự quan trọng để chống lão hóa và giúp bạn trông khỏe khoắn nhất" – người này chia sẻ với CNN.
Bất chấp những mặt trái của việc làm rụng lông hàm gây tê rát hay tổn thương mô mềm xung quanh miệng, có video trên Tiktok hưởng ứng trào lưu dán miệng khi ngủ còn khuyến nghị mọi người dùng "băng dính cũ thông thường". Người thực hiện video nói: "Tôi biết có nhiều loại băng dính dán miệng trên thị trường nhưng không cần đâu. Bạn chỉ cần loại hình vuông nhỏ này trên môi".
Bất ngờ hơn, có người thậm chí còn hưởng ứng trào lưu này mà không biết vì sao. Một người phụ nữ đăng tải video dán miệng lên Tiktok mà không nhớ lý do tại sao mọi chuyện bắt đầu: "Sự thật mà nói, tôi không biết gì. Tôi xem trên Tiktok và không nhớ lợi ích điều này mang lại là gì. Nhưng gió giúp tôi ngủ ngon!".
Việc thở bằng mồm mang đến nhiều vấn đề sức khỏe cho con người.
Dù cảnh báo về trào lưu Tiktok, song các chuyên gia nghiên cứu cũng thừa nhận rằng, việc thở bằng mồm không tốt cho sức khỏe.
Người dùng Tiktok không thực sự "khám phá" ra việc ngủ ngậm mồm khi ngủ. Thực tế, thở bằng mồm dẫn đến ngáy và khát nước quá mức vào ban đêm, cũng như khô miệng và hơi thở có mùi vào buổi sáng. Theo thời gian, thở theo cách này có liên quan đến bệnh nướu răng và tình trạng lệch hàm.
Trong giai đoạn đầu đời, việc thở bằng miệng nhiều có thể khiến trẻ phát triển khuôn mặt "thở bằng miệng khi ngủ" – khuôn mặt nhọn với cằm hoặc hàm thụt vào trong, theo một nghiên cứu khoa học. Trẻ cũng có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, gây ảnh hưởng tới việc học tập và các hành vi thời ấu thơ.
1 nhà báo tên James Nestor đã sử dụng bịt mũi bằng silicone cùng băng phẫu thuật trong vòng 10 ngày để xem việc chỉ thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của ông. Như ông mô tả trong cuốn sách "Hơi thở: Môn khoa học mới của một nghệ thuật đã mất", tác động của việc thở bằng mồm diễn ra nhanh chóng đến mức kinh ngạc. Ông mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, huyết áp, mạch và nhịp tim cũng tăng vọt, trong khi đó, nồng độ oxy trong máu lại giảm mạnh, khiến não bộ bị tình trạng sương mù.
"Chúng ta chưa từng nghĩ mọi chuyện sẽ tồi tệ đến như thế" – ông Nestor nói với CNN về thử nghiệm thở bằng mồm khi ngủ của bản thân.
Thở bằng mũi được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích
Theo các chuyên gia, thở bằng mũi tốt cho sức khỏe hơn. Những sợi lông mịn trong mũi có tác dụng lọc sạch bụi, chất gây dị ứng, vi trùng và các mảnh vụn môi trường siêu nhẹ lơ lửng trong không khí. Bên cạnh đó, việc hô hấp bằng mũi cũng giúp làm ẩm không khí đi vào, trong khi không khí khô do việc thở bằng mồm có thể gây kích ứng phổi.
Ngoài ra, thở bằng mũi giúp thư giãn, đó là lý do vì sao hành động này thường được khuyến khích, cùng với hoạt động yoga và thiền, như một cách để cải thiện giấc ngủ.
Dù chưa có trường hợp nào đáng tiếc về tác hại của việc dán băng miệng khi ngủ, cũng như chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác dụng của việc này, song thật khó để ngăn được một người hưởng ứng trào lưu trên Tiktok.
Nhìn chung, "thông điệp quan trọng nhất" trước tiên là mỗi người phải được đánh giá về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trước khi thử làm theo trào lưu trên Tiktok.
Nguy cơ tiềm ẩn có thể được xử lý bằng cách đến gặp bác sĩ tai mũi họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ. "Những nguy cơ tiềm ẩn phải được làm sáng tỏ trước khi dán miệng khi ngủ. Theo quan điểm của tôi, việc ngậm miệng khi ngủ không có khả năng giúp chúng ta ngủ ngon hơn" – bác sĩ Dasgupta cho biêt thêm.