Theo tiến sĩ Naveen Sharma, chuyên gia tâm thần ở Anh, trở thành cha mẹ là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng có nghĩa phải đối mặt với những thách thức và học hỏi những điều mới. Không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ mắc sai lầm trong quá trình này.

Cha mẹ dại dột thường thích truyền 4 tư tưởng này với con mình. Và với năng lượng tiêu cực này, trẻ sẽ rất khó khăn trong cuộc sống tương lai.

1. "Nhà rất nghèo, con hãy tiết kiệm"

Điều kiện kinh tế của gia đình cậu bé Tiểu Quân (Trung Quốc) ở mức trung bình. Sau khi bố mẹ em mua nhà mới, chi tiêu có phần khó khăn hơn. Cũng vì vậy mà mẹ em cố gắng tiết kiệm hết mức có thể.

Tuy nhiên người mẹ đã truyền đạt đến con sai cách. Thay vì dạy con tính tiết kiệm, chị lại ra rả nói với con nhà nghèo, không có tiền. Vì Tiểu Quân còn nhỏ nên chưa thể hiểu hết khái niệm kinh tế. Dưới ảnh hưởng của mẹ, Tiểu Quân dần trở nên nhạy cảm.

Em bỏ bữa ăn sáng để chắt bóp tiền, nhặt những thứ người khác vứt đi để dùng,.. Suy nghĩ của Tiểu Quân bị bao trùm bởi sự tự ti, mặc cảm. Lúc nào em cũng nghĩ đến tiền, lo lắng căng thẳng vô cùng.

Nếu muốn dạy con tính tiết kiệm, cha mẹ không thể dùng phương pháp khóc lóc, than nghèo kể khổ. Cần nhớ rằng, tiết kiệm và tằn tiện là 2 khái niệm khác nhau. Nếu cha mẹ cứ gieo vào đầu trẻ suy nghĩ nghèo khổ thì trẻ rất dễ trở nên keo kiệt, bủn xỉn. Điều này sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ cá nhân sau này.

Thay vì truyền cho trẻ tư tưởng "nhà rất nghèo", cha mẹ hãy truyền cho trẻ tư tưởng "lấy theo nhu cầu, không lãng phí", như vậy mới đạt được mục đích tu dưỡng đức tính tiết kiệm.

day-con1-17205111122861591003630.jpg

Nếu cha mẹ cứ gieo vào đầu trẻ suy nghĩ nghèo khổ thì trẻ rất dễ trở nên keo kiệt, bủn xỉn. Ảnh minh họa

2. "Đừng quá tranh đấu hơn thua với đời"

Tiểu Lý (Trung Quốc) từng là một trong những học sinh đứng đầu lớp khi còn đi học, nhưng giờ có cuộc sống không như mơ ước. Hơn 30 tuổi, anh vẫn chỉ là một công nhân ở cấp cơ sở của xí nghiệp. Lương của Tiểu Lý từ khi ra trường đến nay chỉ tăng chưa đến một nghìn tệ.

Năm nay, một loạt nhân viên trẻ khác trong công ty được thăng chức còn Tiểu Lý, người hàng ngày vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách "buồn chán" lại thêm một lần bỏ lỡ cơ hội thăng tiến này.

Bao nhiêu lần đi làm vừa về đến nhà, bị vợ chì chiết chuyện chi tiêu trong gia đình, cơm áo gạo tiền, học hành con cái, Tiểu Lý càng bất lực và khó hiểu: Chẳng phải mọi thứ vẫn đang tốt sao, lương tuy không nhiều nhưng cũng tạm đủ. Con không bị thiếu ăn ngày nào. Nghe chồng bày tỏ suy nghĩ, người vợ không nói một lời, đưa con về nhà bố mẹ đẻ hai ngày liền.

Thật ra, điều này không có gì lạ khi Tiểu Lý được giáo dục theo kiểu an phận như vậy khi còn nhỏ. Không tranh giành thì không có gì sai, nhưng trong xã hội cạnh tranh này, nếu bạn đã có gia đình và sinh con, cha mẹ sắp già thì bạn cũng phải phấn đấu hết mình. Dạy con quá an phận đôi khi cũng là một nhược điểm.

Jack Ma – người sáng lập tập đoàn Alibaba - trong bài viết có tên "Đừng chán chường, tuổi trẻ bạn đã làm được gì?" có nói: "Tuổi trẻ của bạn không biết giành học bổng như thế nào, chưa từng nếm qua thất bại ra sao, suốt ngày chỉ quanh quẩn với chơi game trực tuyến, mua hàng trên mạng hay chat thông qua các ứng dụng, đó là những việc tôi có thể làm khi 80 tuổi. Vậy tuổi trẻ của bạn sinh ra để làm gì?".

Giống như cha mẹ của Tiểu Lý, tin rằng nhiều bậc cha mẹ đã nói điều này với con cái của họ: "Đừng quá tranh đấu hơn thua với đời". Nhiều đứa trẻ nghe theo và một số sẽ thực sự ghi nhớ, đặc biệt là những đứa trẻ lười biếng và thích sống trong vùng an toàn của mình, không cầu tiến và thiếu hứng thú với mọi việc.

Nhưng trong xã hội thực tế sẽ luôn có những cuộc cạnh tranh khác nhau, từ việc tuyển chọn thủ lĩnh sinh viên cho đến việc thăng chức và tăng lương của công ty, chúng ta đều cần phải không ngừng đột phá và phấn đấu để có được sự trưởng thành này. Nếu bạn luôn duy trì cái gọi là tính cách không tranh giành, ganh đua, bạn chỉ có thể ở yên tại chỗ và sống cuộc sống như muối bỏ bể mỗi ngày.

Cha mẹ bạn ngày một già, con cái bạn cũng cần được ăn ngon mặc đẹp. Ai cũng muốn một cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.

3. "Không được khóc"

Một số bậc cha mẹ khi nhìn thấy con mình khóc sẽ la mắng và ra quy định không được khóc. Tại sao một đứa trẻ không thể khóc?

Sự phủ định vô hình của những cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân tích tụ, có thể dẫn tới những tình huống xấu hơn. Khóc cũng là một cách giải tỏa, thư giãn đầu óc.

Cha mẹ thường gieo cho con cái quan niệm không được khóc, khi lớn lên con sẽ sống rất mệt mỏi, không biết cách giải quyết cảm xúc, dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.

Khi con khóc, một phần là do cảm thấy bất lực, thất vọng. Là phụ huynh, bạn hãy hướng dẫn con rằng hành động khóc không phải sai trái. Mở lòng có thể giúp con bạn cố gắng vượt qua những giọt nước mắt.

Hãy thể hiện sự lắng nghe, đồng cảm để con có thể mở lòng giãi bày tâm sự. Có người bên cạnh để chia sẻ các vấn đề khó khăn là rất quan trọng, không chỉ với các con. Con sẽ cảm thấy an toàn, bình tâm khi biết rằng có bố mẹ luôn bên cạnh để giãi bày tâm sự.

day-con2-1720511112295745266933.jpg

Con ngoan ngoãn là điều tốt nhưng cha mẹ không thể xóa bỏ tư duy độc lập của con trong quá trình giáo dục. Ảnh minh họa

4. Người lớn nói, trẻ con không cãi lại

Các bậc cha mẹ thường thích con mình ngoan ngoãn, vâng lời. Khi giáo dục con, cha mẹ thường dặn con phải nghe lời người lớn, giáo viên, không được cãi lại người lớn,...

Con ngoan ngoãn là điều tốt nhưng cha mẹ không thể xóa bỏ tư duy độc lập của con trong quá trình giáo dục. Cha mẹ nên dạy con ngoan ngoãn, nhưng cần ngoan một cách có lý trí. Tức là không phải điều gì cũng vâng lời, tuân theo một cách rập khuôn mà cần có khả năng phân tích, phán đoán sự việc một cách đúng đắn.

Dạy trẻ ngoan ngoãn, vâng lời đúng cách là hướng dẫn trẻ hình thành thái độ học tốt. Ý nghĩa thật sự của việc ngoan ngoãn, vâng lời là học hỏi kinh nghiệm của người khác và làm điều đúng đắn, từ đó nâng cao hiểu biết. Nó tuyệt đối không phải việc răm rắp nghe theo mệnh lệnh của người lớn.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu một đứa trẻ luôn tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ vậy khi ở một mình, nó phải làm gì?

Đứa trẻ sẽ không có suy nghĩ của riêng mình, làm việc gì cũng do dự, không thể đưa ra quyết định. Nếu cứ giữ tính này thì trong tương lai, con bạn sẽ trở thành một "đứa trẻ to xác", không biết mình sinh ra để làm gì, không có lý tưởng, mục tiêu sống.

Chính vì vậy, khi giáo dục trẻ em, tránh chỉ nhồi nhét tư tưởng "ngoan ngoãn", mà hãy tập trung vào "lí trí". Hãy nhớ, để trẻ thiết lập quan niệm đúng đắn mới là mục đích chính của giáo dục.

5. Chỉ "quét tuyết" trước cửa nhà, không lo sương giá trên nhà của người khác

Khi con còn nhỏ, những người lớn tuổi luôn dạy rằng nếu người khác đánh nhau thì phải tránh xa. Đúng là sự an toàn của con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Nhưng cha mẹ cũng nên nói với con rằng khi con gặp những điều không công bằng thì hãy cố gắng can thiệp trong phạm vi của mình.

Nói với một đứa trẻ rằng hãy trốn đi trong trường hợp rắc rối có thể dễ dàng giết chết ý thức về công lý của trẻ. Một đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ thiếu dũng khí, sinh ra tâm lý trốn tránh, thiếu trách nhiệm.

cha-me1-17203410178771732751563-0-0-531-849-crop-17203410505012127720128.jpg5 kiểu cha mẹ dễ nuôi dạy ra những đứa con hạnh phúc

GĐXH - Những đứa trẻ hạnh phúc có xu hướng thành công hơn, làm việc hiệu quả hơn và mối quan hệ xã hội cũng tốt hơn khi trưởng thành.

tre4-1720428993082225063331-0-0-500-800-crop-17204290009771430749474.jpg8 thói quen khiến cha mẹ 'phát điên' của trẻ hóa ra lại mang đến lợi ích không ngờ

GĐXH - Trẻ qua từng giai đoạn phát triển thường có những hành vi khiến cha mẹ khó chịu, nhiều phụ huynh thậm chí tìm cách trừng phạt. Thực tế, những hành động đó không tệ như chúng ta nghĩ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022