Môi khô nẻ do đâu?

Da môi không có tuyến dầu tự nhiên, nên dễ dẫn đến môi khô nẻ. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến môi khô nẻ rất nhiều, gồm những nguyên nhân chính:

Do thời tiết, môi trường: Môi chịu tác động của sự thay đổi độ ẩm trong không khí; ảnh hưởng của thời tiết nóng hoặc lạnh, hanh khô, gió, bụi bặm... Khi tiếp xúc với môi trường này, môi dễ bị kích ứng dẫn đến khô nẻ.

Tổn thương do ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến môi bị khô và cứng, dẫn đến nứt nẻ. Nếu không có thói quen bảo vệ đôi môi khỏi tia cực tím có thể dẫn đến tình trạng khô nẻ...

Chế độ ăn: Một số người có thói quen ăn cay nóng thường xuyên, ít uống nước, ít ăn rau, trái cây... cùng thói quen liếm môi, bặm môi sẽ khiến môi càng bị khô nẻ, bong tróc gây chảy máu và đau đớn.

Nếu trong chế độ ăn uống thiếu nước lại càng khiến môi bị khô nẻ nhiều hơn.

vi-sao-moi-kho-nut-ne-.jpg Môi khô nẻ do nhiều nguyên nhân.

Dị ứng mỹ phẩm: Khi môi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng sẽ khiến môi nứt nẻ. Chẳng hạn như khi sử dụng son có chứa các chất làm căng mọng môi như bột quế hoặc son có hàm lượng chì cao sẽ khiến môi bị khô nẻ, bong tróc. Người tiêm chất làm đầy cho môi cũng có thể gặp phải phản ứng dị ứng khiến môi khô nẻ...

Mắc bệnh: Môi khô nẻ cũng là dấu hiệu của một số bệnh ở tuyến giáp. Hoặc người mắc bệnh viêm ruột mạn tính; thiếu hụt các chất, có bất ổn về sức khỏe cũng có thể gây nứt nẻ môi.

Người bị tiêu chảy có nguy cơ khô môi rõ rệt. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện khi tiêu chảy kết thúc và được cung cấp nước đầy đủ.

Thiếu vitamin và khoáng chất: Môi khô nẻ có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu vitamin. Trong đó, vitamin B đóng một vai trò quan trọng. Nếu cơ thể thiếu vitamin B, sẽ gặp nhiều vấn đề về da, trong đó có tình trạng khô môi, bong tróc da.

Thừa vitamin A: Khi cơ thể dư thừa vitamin A sẽ được lưu trữ trong gan. Nếu quá trình dư thừa này tích tụ theo thời gian sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có nứt nẻ nhiều ở khóe miệng, khô và bong tróc da.

Sử dụng thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị tăng huyết áp, hạ cholesterol máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị... là những nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Nên tô son cho môi khô nẻ thế nào?

Các loại son nên dùng: Son kem, son bóng

Khi môi đang bị nứt nẻ, bong tróc mà vẫn muốn tô son thì nên dùng các dòng son dạng kem. Trong son kem có chứa lượng dầu nhiều hơn so với các dạng son khác, giúp dưỡng ẩm cho môi hiệu quả. Từ đó giúp tô son được đều màu và hạn chế bong tróc sau khi tô son.

Son bóng có kết cấu mỏng, nhẹ, chủ yếu được cấu tạo từ nước. Vì thế, son bóng có khả năng cấp ẩm và ngăn chặn sự thoát nước ở môi. Tuy nhiên, đa số son bóng chỉ có màu sắc nhạt, nhẹ và dễ bị trôi. Do đó son bóng sẽ không phù hợp khi trang điểm đậm.

vi-sao-moi-kho-nut-ne-2.jpg Dùng son dưỡng trước khi tô son màu.

Son không nên dùng: Son lỳ

Son lỳ có độ bám màu cao, tuy cũng cung cấp độ ẩm, nhưng rất thấp. Do đó không hợp với người có da môi khô. Nếu sử dụng son lỳ thì da môi sẽ bị khô bong tróc, khiến môi khô ráp, không đều màu và mất thẩm mỹ.

Các bước đánh son giúp môi không khô

Sau khi chọn được loại son phù hợp cho môi khô nẻ, thì cách tô son cũng là điều cực kỳ quan trọng. Có thể thực hiện các bước như sau:

    Bước 1: Dùng son dưỡng hoặc son lót trước khi dùng son màu để hạn chế tác động của son màu tới môi vừa giữ màu son tươi và lâu phai hơn.     Bước 2: Thoa một lớp son màu mỏng đều lên môi, sau đó để khoảng 5 phút. Nếu cảm thấy màu son chưa đều, có thể dặm lại lượt nữa. Để hạn chế môi khô vì mất nước một cách tối đa, bạn chỉ nên sử dụng 1 ít son màu.     Bước 3: Thoa thêm một lớp son bóng có kết cấu dạng gel gốc nước để giúp môi căng mọng và ngăn ngừa sự mất nước của môi.

1.jpg?width=150Đẹp+
Châu Tấn vẫn để lộ nếp nhăn ở tuổi 50 dù trang điểm kĩ càng, vẫn ghi điểm nhờ điều này

Theo Sức khỏe đời sống

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022