1. Thiếu hụt chất dinh dưỡng nào có thể gây khô môi?

Các loại vitamin và khoáng chất cụ thể rất cần thiết để giữ cho làn da và đôi môi khỏe mạnh. Khi không nhận đủ các chất dinh dưỡng này có thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe trong đó có khô môi…

Vitamin B

Nhóm vitamin B bao gồm 8 loại vitamin tan trong nước: B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (axit pantothenic), B6 (pyridoxine), B7 (biotin), B9 (folate hoặc axit folic) và B12 (cobalamin). Thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12, B9 và B2, có liên quan đến viêm góc miệng (gây ra các vết nứt ở khóe miệng), môi khô.

Người có nguy cơ thiếu vitamin B cao hơn, bao gồm người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc chứng rối loạn đường tiêu hóa (GI) ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng (như bệnh viêm ruột hoặc IBD), người ăn chay hoặc thuần chay…

Một số nguồn vitamin B hàng đầu bao gồm thịt (đặc biệt là gan), hải sản, gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, rau lá xanh, hạt và thực phẩm tăng cường, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng và men dinh dưỡng…

moi-kho-.jpeg Khô môi là tình trạng xảy ra phổ biến.

Sắt

Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến quá trình thay đổi tế bào, đặc biệt là ở khóe miệng, khiến mô mỏng đi. Mô mỏng dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm, dẫn đến viêm góc miệng, khô môi…

Những người có nhiều khả năng bị thiếu sắt bao gồm: Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mắc chứng rối loạn đường tiêu hóa (như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn), hoặc đang theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay (vì thịt và hải sản là nguồn cung cấp sắt dồi dào).

Hãy đảm bảo ăn nhiều thực phẩm giàu sắt. Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi nên nhắm đến mục tiêu ít nhất 18mg sắt mỗi ngày (27mg nếu bạn đang mang thai), trong khi nam giới có thể duy trì ở mức 8 mg.

Tăng lượng tiêu thụ bằng cách ăn các sản phẩm từ động vật giàu sắt như hàu, thịt bò, cá và thịt gà…

Kẽm

Theo NHS (Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh), kẽm giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới, xử lý carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm và chữa lành vết thương. Một số người còn cảm thấy môi nứt nẻ, bong tróc, chán ăn và mất cảm giác ngon miệng… khi thiếu kẽm.

Kẽm không chỉ giúp tăng cường miễn dịch, mà còn rất quan trọng đối với việc phục hồi và tái tạo da. Thiếu kẽm có thể gây viêm góc (khóe) miệng, làm cho quá trình lành vết thương chậm hơn.

Kẽm cũng đóng vai trò trong sự phát triển của tóc và là một trong nhiều khoáng chất tạo nên móng. Thiếu kẽm có thể dẫn đến rụng tóc và móng tay đổi màu và xuất hiện rãnh (khía) trên móng tay.

Hầu hết mọi người đều hấp thụ đủ kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ bị thiếu hụt nếu bị rối loạn đường tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ăn chay hoặc ăn chay trường (thịt, cá và hải sản là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp kẽm tốt nhất), là người lớn tuổi hoặc đang mang thai hoặc cho con bú…

Nguồn thực phẩm chứa kẽm bao gồm thịt gà, thịt đỏ và ngũ cốc ăn sáng tăng cường.

moi-kho-1.jpegThiếu kẽm có thể dẫn đến một số dấu hiệu trên cơ thể, bao gồm các vấn đề về môi khô, nứt nẻ hoặc bong tróc...

2. Khi nào cần điều trị y tế cho khô môi?

Môi khô, nứt nẻ là tình trạng phổ biến, nhưng bạn có thể dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, môi khô có thể báo hiệu tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc vitamin, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm viêm lưỡi hoặc mắt, phát ban, tóc hoặc móng mọc chậm, đỏ - kích ứng hoặc khô da quanh miệng… Trong những trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đi khám.

Trong một số trường hợp, môi khô nứt nẻ, đặc biệt là khi đi kèm với các triệu chứng khác, có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn mà các phương pháp điều trị tại nhà không thể giải quyết được.

Nếu khô môi kéo dài hơn 1-2 tuần và các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, hãy cân nhắc đến việc đến gặp bác sĩ da liễu. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân cơ bản gây khô môi và đề xuất các phương pháp điều trị cụ thể, phù hợp.

1.jpg?width=150Đẹp+
Phương pháp điều trị khô môi tại nhà

Theo Sức khỏe đời sống

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022