1. Các thành phần cơ bản của son môi

Da môi xuất hiện màu đỏ do các mao mạch phát triển và dễ bị khô do thiếu tuyến dầu. Độ mất nước qua biểu bì của da môi cao gấp 3 lần so với da bộ phận khác như má. Độ ẩm thấp nên môi là vùng khô cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm đặc biệt là son môi.

son-moi-.jpeg Son môi là một trong những loại mỹ phẩm không thể thiếu.

Trang điểm môi có vai trò làm nổi bật đường viền môi và tô điểm thêm màu sắc cho môi trông rực rỡ hơn. Các sản phẩm trang điểm môi được tạo thành từ nhiều thành phần gốc dầu, sắc tố và có khả năng được nuốt vào qua đường miệng, vì vậy điều quan trọng là phải chọn những sản phẩm an toàn.

Lớp nền gốc dầu được cấu tạo từ sáp và dầu. Sáp vẫn ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng nên có vai trò duy trì hình dạng của son, giúp son trông mịn màng khi thoa, ngăn chặn sự bay hơi ẩm để duy trì độ ẩm. Dầu hòa tan và ổn định thuốc nhuộm có chức năng bảo vệ môi nhẹ nhàng. Các chất tạo màu như chất màu tổng hợp hay hữu cơ được trộn với chất bảo quản, chất chống oxy hóa và hoạt chất.

Thành phần cơ bản chính của son môi là sáp và dầu, còn thành phần cơ bản chính của son bóng là este và polyme. Son nước (son tint) lâu trôi có chứa hàm lượng polyme, glycol và ethanol cao. 2. Lưu ý khi lựa chọn son môi

Môi rất nhạy cảm và dễ hấp thụ các thành phần nên mỹ phẩm dành cho môi phải được kiểm tra cẩn thận. Hơn nữa sản phẩm dành cho môi thường có dung tích nhỏ và không nhất thiết phải liệt kê đầy đủ thành phần nên những người bị dị ứng có thể sử dụng mà không biết.

Đặc biệt, aldehyd, xeton và chất bảo quản có khả năng gây dị ứng nên nếu bị dị ứng với một thành phần cụ thể nào đó, cảm thấy khó chịu trong quá trình sử dụng thì cần ngừng sử dụng ngay lập tức.  

son-moi-1.jpegKhi nói lựa chọn son môi, yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu.

Son môi có thể vô tình được nuốt vào, do đó việc đánh giá độc tính qua da và đường uống là cần thiết. Việc phát hiện kim loại nặng trong son môi phải tuân theo nồng độ tiêu chuẩn an toàn, như nồng độ chì, asen, thủy ngân, antimon và cadmium...

Nếu bạn chỉ bị khô, việc thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm như son dưỡng có thể giúp ích. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô trở nên trầm trọng hơn, nứt nẻ và tế bào da chết xuất hiện ngay cả sau khi sử dụng son dưỡng ẩm, nên ngừng sử dụng đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị.

Môi cũng là khu vực xảy ra các bệnh ung thư da liên quan đến tia cực tím, như ung thư biểu mô tế bào vảy. Khi tiếp xúc với lượng lớn tia UV, cần sử dụng son dưỡng môi có chức năng ngăn chặn tia UV để bảo vệ. Đặc biệt, cần chú ý nhiều hơn đến môi dưới vì nơi này tiếp xúc với nhiều tia cực tím hơn và dễ bị các chấn thương nhiều hơn so với môi trên.

Nếu có dự định mua son hay mỹ phẩm dành cho môi nên kiểm tra nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có đáng tin cậy hay không và kiểm tra kỹ thành phần và các chất có hại có thể có trong son môi.

1.jpg?width=150Đẹp+
40 tuổi, làn da Đinh Ngọc Diệp căng đẹp nhờ cách dùng mỹ phẩm không phải ai cũng biết

Theo Sức khỏe đời sống

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022