1. Thịt vịt
Thịt vịt là món ngon dân dã của người Việt. Loại thực phẩm này có nhiều cách chế biến nhưng dù đem luộc, nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào. Không những thế, nó còn có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt nên còn được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng" trong Đông y Trung Quốc.
Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, rất giàu protein nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp, do đó rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu tiêu thụ thịt vịt ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý rằng khi ăn thịt vịt nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ức vịt, không nên ăn da và những phần có nhiều mỡ. Điều này giúp làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol, người bệnh vẫn có thể hấp thu các giá trị dinh dưỡng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, để đảm bảo không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và để biết chắc chắn tình trạng bệnh tiểu đường của mình có được ăn thịt vịt không, người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
1 loại quả ngọt mát là “insulin tự nhiên”, tốt hơn ăn nhân sâm, tổ yến: Hạ đường huyết, “dưỡng gan” và xương hiệu quả lại có sẵn ở Việt Nam
Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, thịt vịt còn có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ. Theo Đông y, loại thịt này có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, không độc, có tác dụng bổ huyết, giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, điều hòa ngũ tạng, di tinh, khô miệng, điều hòa kinh nguyệt… Do đó, thịt vịt có thể sử dụng như một bài thuốc để bổ thận, tăng cường sức khỏe sinh lý.
Hơn nữa, thịt vịt còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là hàm lượng chất béo lành mạnh. Do đó, tiêu thụ loại thịt này vừa tốt cho sức khỏe vừa không lo tích thêm mỡ ở gan.
Thịt vịt cũng là một nguồn giàu sắt tự nhiên. Sắt là một thành phần quan trọng của hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Việc tiêu thụ đủ sắt từ thịt vịt có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường sức khỏe chung.
Với những lợi ích kể trên, bạn nên thêm loại thịt này vào thực đơn để bồi bổ sức khỏe cho gia đình.
2. Thịt lươn
Thịt lươn là một trong những loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Do đó, đây được xem là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thịt lươn có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) từng chia sẻ trên Nhịp sống Việt, thịt lươn trong Đông Y có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Có công năng chủ trị bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt, trị ho do hư lao, tiêu khát hạ lỵ. Thịt lươn giàu đạm, vitamin nên nếu hấp cách thủy, không thêm gia vị hoặc nấu thành canh có thể là món ăn hạ đường huyết, thích hợp cho người bệnh đái tháo đường. Liều ăn có thể tham khảo bác sĩ vì còn tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe.
Bên cạnh đó, hàm lượng protein cao cấp trong lươn đặc biệt cao, 100 gram lươn chứa khoảng 18 gram protein chất lượng cao. Loại thịt này còn đặc biệt giàu photpho, canxi, vitamin và các thành phần khác, không chỉ củng cố xương và cải thiện chức năng tạo máu mà còn nuôi dưỡng thận rất hiệu quả. Nguồn vitamin A dồi dào trong thịt lươn cũng đóng vai trò quan trọng giúp làm giảm sự lão hóa của tế bào gan và tăng cường chức năng gan. Do đó, việc thêm loại thịt này vào thực đơn của bạn cũng là cách giúp gan khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Không chỉ có tác dụng hạ đường huyết, dưỡng thận và bổ gan, thịt lươn rất giàu chất sắt, giúp tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Theo nghiên cứu, khi ăn 125 gram thịt mỗi ngày có thể cung cấp 25mg vào cơ thể. Phụ nữ là đối tượng dễ bị thiếu máu nhất do kinh nguyệt hàng tháng, do đó, việc bổ sung thịt lươn vào bữa cơm sẽ tăng cường chất sắt, B12 và folate sẽ giúp tạo ra đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Từ đó ngăn ngừa các bệnh về máu, hạn chế thiếu máu.
(Tổng hợp)