Dịch cúm tại Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc vẫn không ngừng lan rộng. Mới nhất đã ghi nhận 1 học sinh lớp 7 tại Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A, khiến nhiều người lo lắng.
Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết nồm ẩm, u ám kéo theo mưa bụi, sức đề kháng của con người đều bị suy giảm ít nhiều. Trong khi đó, thời tiết này lại tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

Thời tiết nồm ẩm làm suy giảm sức đề kháng, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều này không chỉ dẫn đến việc lan rộng dịch cúm mà còn nhiều bệnh khác cũng dễ bùng phát thành dịch, gây biến chứng nguy hiểm như: Sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết... Riêng bệnh sởi ghi nhận đã có ca học sinh tiểu học tử vong tại Đà Nẵng, 3 trẻ phải thở máy tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Bệnh cúm tăng mạnh trong thời tiết nồm ẩm: Chuyên gia chỉ ra lý do và những việc nên làm ngay để tránh bệnh
Tăng cường miễn dịch là điều bạn và gia đình cần làm nhất lúc này. Miễn dịch tốt, đề kháng tự nhiên tốt, chúng ta mới tự tin có đề kháng tự nhiên chống lại bệnh tật. Ngay cả khi mắc bệnh cũng sẽ nhanh khỏi, tránh trở nặng nguy hiểm.
Dưới đây là những thực phẩm mà hệ thống miễn dịch vô cùng yêu thích, rất nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
1. Khoai lang
Trong cuốn "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân đã ghi nhận, khoai lang có tác dụng "bổ sung các chất thiếu hụt, tăng cường năng lượng, tăng cường tỳ vị, tăng cường thận âm".

Ăn khoai lang rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Khoai lang giàu protein, chất nhầy, một mặt có thể nâng cao khả năng miễn dịch, duy trì độ đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Mặt khác, nó làm giảm mỡ dưới da, ngăn ngừa teo mô liên kết ở gan và thận, có tác dụng như chất bôi trơn đường hô hấp, tiêu hóa, khoang khớp...
2. Khoai sọ
Theo y học cổ truyền, ăn khoai sọ có thể hỗ trợ chữa khí hư, dùng lâu dài giúp bổ gan thận, tăng tinh, bổ tủy. Sử dụng loại củ này lâu dài có thể phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nhất định đối với các khối u tuyến giáp, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...
Khoai sọ còn rất giàu chất nhầy đường da, còn gọi là mucin, có khả năng sản sinh immunoglobulin, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Khoai sọ có khả năng sản sinh immunoglobulin, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
3. Khoai mỡ
"Bản thảo cương mục" của nhà Minh nhấn mạnh, khoai mỡ là "một loại thuốc bổ tỳ vị, có lợi cho tim phổi, bổ thận âm".
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, ngoài hàm lượng carbohydrate phong phú, khoai mỡ còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguyên tố vi lượng của cơ thể.
Choline, chất nhầy dồi dào trong khoai mỡ cung cấp cho cơ thể con người một lượng lớn protein chất nhầy cần thiết, có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả sự lắng đọng chất béo trong hệ thống tim mạch, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch sớm.
4. Bí đỏ
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, bí đỏ có tính ấm, vị ngọt, vào kinh tỳ vị, có tác dụng bổ phế, bổ khí, tiêu đờm, trừ mủ, trừ ký sinh trùng, giải độc. Nên ăn để tăng cường miễn dịch, nhất là khi có bệnh lâu ngày, khí hư, tỳ vị yếu, khó thở, mệt mỏi, phân lỏng...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bí đỏ giàu vitamin A và chất xơ, ít calo, giúp tăng nhu động ruột, giảm cân.

Ăn bí đỏ giúp tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
5. Ngô
Ngô, một loại ngũ cốc thô, rất được mọi người ưa chuộng như một loại lương thực chính và một món ăn kèm. Theo y học cổ truyền, ngô có vị ngọt, tính ôn, vào kinh can, thận, bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, bổ tỳ, trừ thấp, an gan, thúc đẩy tiết mật, điều hòa trung tiện, làm chậm lão hóa.
Ngoài ra, ngô có thể hạ huyết áp và lượng đường trong máu. Nhiều người coi là món ăn chữa đau dạ dày, giúp lợi tiểu. Đối với những người ăn kém như người già, trẻ em, người ốm nằm liệt giường lâu ngày thì việc ăn nhiều cháo ngô sẽ rất tốt cho cơ thể.
6. Củ sen
Củ sen vừa là thuốc vừa là thực phẩm, không chỉ làm no bụng mà còn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch rất tốt. Nó có giá trị dinh dưỡng ngang với thịt, có hương vị độc đáo, ăn sống hay nấu chín đều rất ngon.
Trong cuốn "Thần Nông bản thảo kinh" ghi rằng: "Ăn củ sen giúp nuôi dưỡng tinh thần, tăng cường năng lượng và sức mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Ăn lâu dài sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ mà không bị đói".

Củ sen vừa là thuốc vừa là thực phẩm, không chỉ làm no bụng mà còn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch rất tốt. (Ảnh minh họa)
7. Thực phẩm bổ sung
Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày, dùng thêm thực phẩm bổ sung phù hợp được các chuyên gia khuyên dùng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhất là trong tình hình dịch bệnh, thời tiết bất lợi hiện nay.
Hiện nay, ngoài thị trường có vô số các loại tăng miễn dịch, tăng đề kháng tự nhiên. Người dân có thể tìm mua loại phù hợp nhưng nên chú ý mua loại có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng kém chất lượng với giá cao. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Malo QT là một trong những loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường miễn dịch của Việt Nam được cấp phép.
