312895525521148813208499733008021969966123n-1668572878942923858702-334-233-1439-2000-crop-16685730493681752686942.pngBáo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19

GiadinhNet - "Nợ miễn dịch" hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…) khiến các cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải.

Muối là một khoáng chất thiết yếu, thậm chí là gia vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ giúp bảo quản thực phẩm, giúp đồ ăn ngon hơn mà còn có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chính của muối là Natri. Chất này có vai trò giúp duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu.

mot-nam-muoi-gay-ra-9-loai-benh-nho-5-diem-an-muoi-tot-cho-suc-khoe-1-1668677037759-16686770384081327214060.jpg

Ảnh minh họa

Ngoài ra, muối còn có vai trò trong việc duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh, tăng cường chức năng não, giữ cho tâm trí luôn hoạt động hạy bén, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Lượng muối vào cơ thể từ 2 nguồn chính. Một là phần muối được thêm vào thức ăn (gồm bột canh, nước mắm, hạt nêm, xì dầu… được thêm trong quá trình chế biến, kể cả bảo quản như trong các loại đồ hộp, thức ăn nhanh…). Hai là phần muối có tự nhiên trong thực phẩm.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1.5g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3g muối.

Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể được ức tính chỉ vào khoảng 200 - 500mg/ngày (tương đương 0,5 - 1,25g muối).

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn mắc một số sai lầm khi dùng muối, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Cụ thể:

Nêm quá nhiều muối trong nấu ăn

Nhiều người có thói quen ăn mặn nên thường nêm nhiều gia vị muối khi nấu ăn. Song theo TS.BS Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Cụ thể, ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Bên cạnh đó, với những người hay bị stress, căng thẳng, nếu ăn nhiều muối sẽ tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Điều này gây nguy cơ gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.

Riêng đối với trẻ em, chế độ ăn nhiều muối cũng có ảnh hưởng tới huyết áp và làm tăng khả năng mắc tăng huyết áp cũng như các bệnh khác. Tăng huyết áp ở trẻ em còn để lại hậu quả nặng nề hơn tăng huyết áp ở người lớn do mắc bệnh sớm làm thời gian mắc bệnh kéo dài.

moi-nam-co-khoang-41-trieu-nguoi-tu-vong-vi-an-thua-muoi-1668677096045-1668677096228466332706.jpg

Ăn nhiều muối gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Hệ lụy của ăn mặn là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần người Việt lại đang ăn thừa muối. Theo kết quả cuộc Điều tra quốc gia năm 2015 cho thấy, trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối một ngày, gần gấp đôi so với khuyến cáo là dưới 5gam/ngày. Đây là một thực tế rất đáng báo động.

Ăn trái cây chấm nhiều muối

Thực tế, việc tiêu thụ trái cây cùng muối tuy đem lại hương vị ngon hơn nhưng nó lại có thể khiến trái cây mất nước, đó là dấu hiệu của việc mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn trái cây cùng muối cũng làm cơ thể nạp vào một lượng muối rất lớn. 

Khi ăn thừa muối, cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất các khoáng chất.

Ngoài ra, chấm nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Dó đó, người ăn quá mặn sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày cao hơn người ăn uống bình thường.

Ăn quá nhạt

Theo ThS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, phần lớn mọi người chỉ quan tâm đến việc ăn nhiều muối có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết áp và thận. Nhưng, chế độ ăn thiếu muối khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Nguyên nhân là trong mồ hôi, nước mắt, nước tiểu của con người đều có muối. Ăn nhạt khiến cơ thể bị thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu...

Thiếu muối dẫn đến lượng natri máu trong cơ thể bị hạ quá mức bình thường, làm cho nhu mô não bị phù dẫn đến đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, mất tập trung, buồn nôn... Lượng natri trong máu giảm nhanh và đột ngột có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như hôn mê, co giật, phù tay, phù chân hoặc nguy hiểm hơn là phù toàn thân.

Cách dùng muối để đảm bảo sức khỏe

Các chuyên gia khuyến cáo, để không gây hại cho sức khỏe, nên hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.

Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…; lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.

Bên cạnh đó, đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối; nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022