edit-17340818087721946741497-1734082496811748907435-0-11-1082-1742-crop-1734082514360210224740-1734103535598-1734103548778853457795.jpeg

Mới đây Bệnh viện mắt Changsha, Hồ Nam mới tiếp nhận một ca bệnh là thanh niên 23 tuổi bị tiểu đường biến chứng võng mạc gây mù lòa (hay còn gọi là bệnh võng mạc tiểu đường). Bệnh nhân đi khám vì cảm thấy thị lực hai mắt bắt đầu suy giảm. Ban đầu Xiao He (tên bệnh nhân đã được thay đổi) cứ nghĩ là do mỏi mắt, chỉ cần nghỉ ngơi và điều chỉnh lối sống là sẽ khỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, các triệu chứng ở mắt không những không thuyên giảm mà mắt của anh gần như bị bao phủ bởi một lớp "sương mù dày", ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày.

Say khi được kiểm tra, các bác sĩ kết luận thị lực của Xiao He chỉ còn 0,1 ở cả hai mắt; kiểm tra đáy mắt phát hiện mờ đục, xuất huyết, võng mạc tăng sinh do tiểu đường type 2 , lượng đường trong máu đã lên tới 20,8moll/L và cần phải được phẫu thuật khẩn cấp để cố gắng cứu thị lực của bệnh nhân.

edit-1734076478074801666989-1734082458272-17340824602561902895177-1734103550454-17341035543011202359762.jpeg

Ảnh: Sohu

Bác sĩ Chen Zhongping (Bệnh viện mắt Changsha, Hồ Nam) cho biết, bệnh tiểu đường hiện nay đang ngày càng trẻ hóa, đây là hệ quả của lối sống thiếu khoa học, đặc biệt là thói quen thường xuyên ăn thực phẩm nhanh, đồ uống có đường và lười vận động. Một khi mắc tiểu đường, khả năng bệnh nhân bị mù lòa cao gấp 25 lần so với người bình thường chỉ chịu tác động của suy giảm thị lực liên quan tới lão hóa do tuổi tác.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng lên mắt, xảy ra do mạch máu của võng mạc mắt bị tổn thương. Điều này được giải thích là do lượng đường trong máu duy trì ở mức cao liên tục trong thời gian dài và không được kiểm soát hiệu quả, dễ dàng gây ra sự tắc nghẽn ở các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ nuôi dưỡng võng mạc, thậm chí "cắt đứt" đường nuôi này.

Theo thời gian, mắt của người bệnh sẽ "cố gắng" hình thành các đường nuôi mới nhưng do sự phát triển không đúng cách nên rất dễ bị tổn thương dẫn tới xuất huyết và từ đó ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh.

diabetic-retina-17340819089401343663638-1734082460796-17340824644951349825808-1734103554879-17341035551961752913775.jpg

Ảnh: Raleigh Ophthalmology

Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường trung bình chiếm khoảng 50% số bệnh nhân tiểu đường nhưng hầu hết bệnh nhân tiểu đường không bao giờ đi khám mắt. Tuy nhiên, sự khởi phát của bệnh này diễn ra âm thầm và những bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào về mắt. Trên thực tế, 30% bệnh nhân không có triệu chứng về mắt có thể mắc bệnh võng mạc tiểu đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng kịp thời, bệnh võng mạc tiểu đường sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm tại mắt cho người bệnh. Có thể kể đến như phù hoàng điểm do đái tháo đường, tăng nhãn áp tân mạch, bong võng mạc gây sẹo võng mạc đều có thể gây suy giảm thị lực và thậm chí là mù lòa.

Hơn nữa, nguy cơ gặp phải biến chứng bong võng mạc tiểu đường có thể gặp ở bất kì bệnh nhân tiểu đường, không chỉ tiểu đường type 2 mà cả tiểu đường type 1. Trong đó, đối tượng có nguy cơ cao xảy ra biến chứng này là người bị bệnh tiểu đường lâu năm, tiểu đường thai kỳ, người có đường huyết cao nhưng không kiểm soát tốt, bệnh nhân có thêm bệnh lý huyết áp cao hoặc cholesterol cao (mỡ máu).

diabetic-retinopathy-29493-17340819476351998613975-1734082465073-17340824651981036190966-1734103555764-1734103556013279511630.jpg

Ảnh: Dr Mark Harrison | Ophthalmologist Eye Surgeon

Người bệnh tiểu đường cần chú ý kiểm tra đáy mắt định kỳ tại các cơ sở y tế để ngăn ngừa và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường.

  • edit-bien-dong-sinh-duc-17339940489161895624149-0-0-500-800-crop-1733994058596646124741.jpeg

    Bé sơ sinh 8 ngày tuổi có ngực to như cái chén, gia đình sợ hãi cầu cứu bác sĩ mà không biết sự thật

Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường cần thăm khám sớm

Thường ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường không gây ra triệu chứng nào đặc trưng nên rất khó nhận biết, tới khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng hơn với các biểu hiện như:

- Thị lực giảm, nhìn mờ, khó khăn để đọc hoặc nhìn các vật ở vị trí xa. Đôi khi thị lực giảm ngắt quãng, có lúc nhìn được có lúc lại không thể nhìn thấy gì.

- Trước mắt là những quầng sáng hoặc tối đen.

- Khó khăn trong việc nhìn vào ban đêm.

- Màu sắc sự vật xung quanh bị mờ nhòe.

- Tầm nhìn của mắt hẹp hơn.

- Mắt có các đốm xuất huyết, vệt tối hay nốt ruồi bay.

Phòng ngừa và phát hiện sớm tiểu đường rất quan trọng

Như vậy có thể thấy việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường đặc biệt quan trọng để có thể lên kế hoạch kiểm soát đường huyết chặt chẽ bằng thuốc tiểu đường kết hợp với thay đổi lối sống, bao gồm cả chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, người trẻ mắc tiểu đường thường có nguy cơ biến chứng rất cao do thời gian phải "sống chung" với bệnh là rất dài.

Nếu nhận thấy có các dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường dưới đây, tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

- Bệnh tiểu đường type 1: Tiểu nhiều, khát nước thường xuyên, cảm giác đói liên tục, mệt mỏi, cáu kỉnh, hơi thở có mùi trái cây, mắt mờ.

- Bệnh tiểu đường type 2 : Khát nước và thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu nhiều vào ban đêm; mệt mỏi; ngứa ngáy bộ phận sinh dục (thường gặp ở nữ giới); vết thương lâu lành; mắt khô hơn và mờ hơn; sự phát triển của các mảng da sẫm màu hay còn gọi là hội chứng gai đen ở nách, cổ.

Nguồn: Sohu, Healthline

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022