Nói về sức khỏe phụ nữ, gan giống như một người bảo vệ thầm lặng. Nó không chỉ chịu trách nhiệm giải độc mà còn liên quan chặt chẽ đến tình trạng làn da của chúng ta. Tục ngữ có câu: "Phụ nữ không nuôi dưỡng gan thì mặt sẽ đầy vết nám".
Nếu chức năng gan bị tổn thương, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể, hiện rõ trên mặt là vết nám, xỉn màu, mụn trứng cá... Chỉ khi gan khỏe mạnh mới có thể đào thải độc tố hiệu quả và làm cho làn da sáng mịn.
Có thể thấy, sức khỏe của gan rất quan trọng đối với phụ nữ. Dưới đây là một loại thực phẩm thần kỳ không chỉ bảo vệ gan mà còn có tác dụng chống lão hóa, đem lại làn da trắng mịn, ngăn nám.
Đó chính là mộc nhĩ!
Theo Sohu, mộc nhĩ được mệnh danh là "thịt của các loại rau". Chúng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ rất giàu protein, chất béo, carb, cellulose, vitamin, khoáng chất...
Loại rau là "nhân sâm đất" của người Việt, bổ hơn rau bina, cần tây nhưng không muốn suy thận cần lưu ý khi dùng
Polysaccharides và flavonoid có trong mộc nhĩ đen giúp bảo vệ gan, giảm bớt gánh nặng cho gan, thúc đẩy quá trình tái tạo, sửa chữa tế bào gan. Đồng thời, mộc nhĩ có thể làm giảm nồng độ alanine aminotransferase và aspartate aminotransferase trong huyết thanh, bảo vệ chức năng gan.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong mộc nhĩ có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, làm chậm tốc độ lão hóa tế bào, duy trì độ đàn hồi và độ bóng của da. Làn da của bạn sẽ trắng sáng và không còn sợ nám.
Ngoài chống lão hóa, giúp gan khỏe mạnh, ăn mộc nhĩ thường xuyên đem lại nhiều lợi ích
1. Bổ sung dinh dưỡng
Theo Healthline, mộc nhĩ rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
2. Giữ ẩm cho phổi và giảm ho
Mộc nhĩ có tác dụng làm ẩm phổi và giảm ho. Nó có thể loại bỏ độc tố khỏi phổi, làm giảm các triệu chứng như ho và hen suyễn.
3. Giảm lipid máu
Hàm lượng chất xơ trong mộc nhĩ cao, có thể làm giảm lipid máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch.
4. Thúc đẩy tiêu hóa
Chất xơ trong mộc nhĩ có thể thúc đẩy nhu động ruột, tăng lượng phân và ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, một số thành phần trong mộc nhĩ còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn.
5. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tật. Ăn đều đặn chính là một cách tăng miễn dịch, tăng đề kháng cho cơ thể chiến đấu bệnh tật.
Ngoài ra, chị em nên ăn gì để dưỡng gan khỏe mạnh, ngăn nám da?
1. Bưởi
Bưởi chứa chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ gan, bao gồm naringenin và naringin. Nó có thể dưỡng gan khỏe mạnh bằng cách giúp ngăn ngừa tổn thương và viêm.
2. Nước ép củ cải đường
Nước ép củ cải đường là nguồn nitrat dồi dào, lại giàu chất chống oxy hóa betalain, rất tốt cho gan.
3. Rau họ cải
Rau họ cải được biết đến với hàm lượng chất xơ cao và hương vị đặc trưng. Chúng cũng giàu hợp chất thực vật có lợi.
Một số ví dụ về rau họ cải bao gồm: Súp lơ xanh, cải Brussels, bắp cải, cải xoăn, súp lơ trắng... Các nghiên cứu cho thấy, rau họ cải chứa một số hợp chất làm thay đổi quá trình giải độc, bảo vệ cơ thể chống lại các hợp chất có hại, dưỡng gan khỏe mạnh.
3. Các loại hạt
Các loại hạt giàu một số chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa, vitamin E... Chúng cung cấp dưỡng chất bổ gan, dưỡng gan khỏe mạnh mỗi ngày.
4. Cá béo
Cá béo chứa axit béo omega-3. Đây là chất béo lành mạnh giúp giảm viêm và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nó cũng giúp giảm mỡ gan, triglyceride ở những người mắc NAFLD hoặc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
5. Dầu ôliu
Dầu ôliu được coi là chất béo lành mạnh vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tác động tích cực đến tim và sức khỏe trao đổi chất.
Nó cũng ảnh hưởng tích cực đến gan. Theo một nghiên cứu năm 2018 đăng tải trên Healthline, việc áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải giàu dầu ôliu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở người lớn tuổi.
Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện, ăn dầu ôliu giúp giảm tích tụ chất béo trong gan và cải thiện nồng độ men gan trong máu.
(Ảnh minh họa: Internet)