ung-thu-truc-trang-17355173791851146019038-85-0-1365-2048-crop-17355175555122082138650.jpgNgười đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Bệnh nhân bị ung thư trực tràng có dấu hiệu đi ngoài phân khuôn nhỏ như phân dê, đại tiện phân nhầy máu, kèm theo đau quặn bụng từng cơn khi đi ngoài khoảng 1 tháng nay.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bà Phương, 60 tuổi có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, bà đã đến viện khám với tâm lý nghĩ mình bị ngộ độc.

Tuy nhiên, sau khi thăm khám, kết quả nội soi trực tràng cho thấy, bà Phương bị u ở lòng trực tràng phát triển gây bán tắc, dạng vòng nhẫn, thâm nhiễm cứng. Kết quả MRI 3 tesla ghi nhận thành ruột dày không đều tại chỗ nối trực tràng với đại tràng sigma (12 mm), trên 30 mm không rõ cấu trúc, tổn thương dạng không nhầy chiếm hết chu vi, gây hẹp lòng đại tràng tại vị trí này.

base64-1747361532937779958555.jpeg

Hình ảnh chụp MRI cho thấy khối u ở trực tràng (mũi tên vàng) của bà Phương. Ảnh: BVCC

Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Hoàng Kiến Tâm, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa cho biết người bệnh mắc ung thư trực tràng, trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại trực tràng chứa khối u đồng thời nạo vét hạch, ngăn ngừa khối u tiến triển gây chảy máu, tắc nghẽn đường tiêu hóa, tế bào ung thư có thể xâm lấn, di căn.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ quan sát chưa thấy nốt di căn, u trực tràng cao co kéo thanh mạc, u to khoảng 5 cm. Bác sĩ cắt ngang trực tràng dưới khối u 4 cm, tiếp đó đưa phần trên đại tràng cùng khối u ra ngoài qua đường mổ nhỏ dưới rốn, cắt ngang đại tràng cách bờ trên khối u 15 cm. Đoạn trực tràng lấy ra dài 25 cm. Sau khi kiểm tra với thuốc nhuộm huỳnh quang ICG cho thấy máu nuôi tốt, bác sĩ tiến hành nối đại tràng với trực tràng bằng máy.

Hậu phẫu, sức khỏe bà Phương hồi phục tốt, có thể đi lại và ăn thức ăn lỏng sau hai ngày, xuất viện sau 5 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến xâm nhập thể thông thường biệt hóa vừa, giai đoạn 3A, 15 hạch được nạo vét ra ngoài không có tế bào u.

Theo bác sĩ Tâm, ung thư biểu mô tuyến xâm nhập nguy hiểm vì tế bào ung thư đã phát triển vượt qua lớp niêm mạc (lớp lót bên trong) và xâm nhập vào các lớp sâu hơn của thành trực tràng. Bà Phương được phát hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển nên tiếp tục điều trị tại khoa Ung bướu.

base64-1747361617983656523227.jpeg

Bà Phương được điều dưỡng chăm sóc sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Cảnh giác với dấu hiệu ung thư đại trực tràng

Bác sĩ Tâm cho hay ung thư đại tràng đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ nên dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường khác. 

Triệu chứng phổ biến của ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển là táo bón, thay đổi thói quen đi tiêu kéo dài, máu trong phân, đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, cảm giác đi tiêu không hết, thay đổi thói quen đi tiêu…

Nếu phát hiện sớm, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u và ngăn ngừa tái phát, điều trị triệt căn. 

Bác sĩ khuyến cáo, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có.

sa-truc-trang-17370161130571852775234-17-0-1297-2048-crop-1737016199401488628604.jpgBệnh nhân 62 tuổi ở Quảng Ninh phát hiện sa trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Bệnh nhân bị sa trực tràng hình túi có biểu hiện đau hậu môn, táo bón kéo dài, đại tiện rất khó khăn, phải tác động để tống phân ra ngoài...

ung-thu-dai-truc-trang-1727840653158133332147-0-0-397-635-crop-17278409078001466385599.jpgNgười đàn ông 50 tuổi mắc ung thư đại trực tràng thừa nhận thường xuyên làm việc này

GĐXH - Do tính chất công việc, người đàn ông bị ung thư đại trực tràng thừa nhận từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022