Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi các yếu tố căn nguyên khiến cho dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn. Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ, bao gồm: Mạch máu não bị tắc nghẽn khiến dòng máu không thể lưu thông lên não và nuôi dưỡng các tế bào não; Mạch máu não bị vỡ, khối máu tụ thoát ra khỏi lòng mạch và chèn ép, gây thiếu máu nuôi các nhu mô não.

Đặc điểm của những người dễ bị đột quỵ

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường có các đặc điểm sau đây:

1. Bị huyết áp cao

Theo Hiệp hội Đột quỵ Vương Quốc Anh, huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, huyết áp cao có thể làm tổn thương các thành mạch, dẫn tới sự hình thành cục máu đông. Các cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn tới đột quỵ. Không những thế, huyết áp cao còn có thể gây ra dạng đột quỵ do xuất huyết não.

2. Có đường huyết cao mạn tính

Đường huyết không ổn định, đường huyết tăng cao mạn tính hoặc bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Hút thuốc lá

gettyimages-1448706773-17222431663221743961237-1722310534146-1722310534953484467366.jpg

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Getty)

Hút thuốc lá là một thói quen làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Một số chất độc có trong thuốc lá có thể làm co mạch máu, gây tăng huyết áp. Đồng thời, một số chất độc khác lại gây tổn thương lớp lót của mạch máu, làm tăng xác suất hình thành cục máu đông. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm giảm lượng oxy trong máu. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu não cục bộ và gây ra đột quỵ.

  • 45-tuoi-nhap-vien-do-suy-than1-17219863990441599877540-100-0-740-1024-crop-1721986474179316775174.jpeg

    45 tuổi phải nhập viện vì suy thận nặng, axit uric cao ngất, bài học là không làm 4 việc trước khi đi ngủ

4. Lười hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm một số yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol, trầm cảm và căng thẳng. Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, mỗi năm có 1 triệu ca đột quỵ có liên quan tới việc lười hoạt động thể chất.

5. Có cholesterol cao

Cholesterol cao là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới đột quỵ. Theo Hiệp hội Đột quỵ Vương Quốc Anh, khi cholesterol trong máu quá cao, lượng cholesterol dư thừa sẽ tích tụ trong động mạch và khiến động mạch dần bị hẹp và cứng lại. Đây còn được gọi là xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa này bị vỡ, nó có thể tạo ra cục máu đông, gây tắc nghẽn dòng chảy của máu. Nếu tình trạng này xảy ra trong các động mạch cung cấp máu cho não, nó có thể chặn lưu thông máu và gây ra đột quỵ.

6. Lạm dụng đồ uống có cồn

restaurant-workers-drinking-alcohol-after-work-172224323027035965012-1722310536609-17223105371411296230864.jpg

Lạm dụng đồ uống có cồn có liên quan tới đột quỵ (Ảnh: Mountainside)

Lạm dụng đồ uống có cồn có thể gây tăng huyết áp và mỡ máu xấu. Cả 2 vấn đề này đều góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.

7. Béo phì

Những người béo phì có nguy cơ cao mắc các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường.

8. Bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua là sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng thần kinh gây ra bởi một cục máu đông nhỏ làm tắc nghẽn mạch máu. Các triệu chứng thiếu máu não cục bộ thoáng qua khá giống với đột quỵ. Bạn có thể bị tê một bên chân, 1 bên mặt hoặc mất khả năng nói hoặc giảm thị lực 1 bên mắt.

Sau một cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, cục máu đông có thể tự tan ra hoặc não đã thích nghi để không bị tổn thương do tắc nghẽn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ với biến chứng nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Làm gì khi mang các yếu tố nguy cơ của đột quỵ?

rswblog1-scaled-172224348507369363567-1722310538570-17223105387071233686112.jpeg

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ sẽ giúp bạn phòng ngừa được dạng tai biến đáng sợ này (Ảnh minh họa)

Nếu bạn nằm trong nhóm 8 đối tượng ở trên, điều quan trọng là cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng bệnh lý của mình. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn cách xử trí phù hợp. Lúc này, cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, đơn thuốc cũng như lịch tái khám.

Mặc dù vậy, đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ ai và vào bất cứ thời điểm nào. Chính vì thế, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, những người không thuộc 8 đối tượng ở trên cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

(Nguồn: Very Well Health, World Stroke)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022