
GĐXH - Đi khám vì bị ra huyết âm đạo sau quan hệ, người phụ nữ nhận kết quả ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị. Đến khi tình trạng bệnh không đỡ mới quay lại bệnh viện.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân cho biết đã giúp người bệnh ung thư thận giai đoạn cuối đã xâm lấn gan, di căn phổi cải thiện sức khỏe ngoạn mục.
Gần 2 năm trước, ông D.T.Đ (56 tuổi, TP.HCM) được phát hiện mắc ung thư thận phải. Trước đó, ông có biểu hiện tiểu máu và đau tức vùng hông lưng phải. Đi khám, các bác sĩ kết luận ông bị một khối ung thư thận giai đoạn IV với đường kính lên đến hơn 11 cm, xâm lấn các cơ quan xung quanh và di căn phổi nên đã chuyển đến Bệnh viện Bình Dân để điều trị.

Ảnh minh họa
Các bác sĩ tại Bệnh viện Bình Dân áp dụng phác đồ điều trị kết hợp liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích. Liệu pháp miễn dịch hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư, trong khi liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc để tấn công các phân tử chuyên biệt mà tế bào ung thư cần để phát triển và lan rộng. Đây là phương pháp hiện đại, ít tác dụng phụ, mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân ung thư thận giai đoạn muộn.
BS.CK2 Nguyễn Phúc Nguyên, Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Bình Dân cho biết, ung thư thận không đáp ứng với hóa trị thông thường, nhưng phác đồ mới này, được triển khai tại bệnh viện từ năm 2023, đã giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh và tử vong lên tới hơn 70%. Sau nhiều tháng điều trị, thể trạng người bệnh cải thiện rõ rệt, cho phép thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u mà không cần truyền máu. Chỉ sau cuộc mổ kéo dài gần 4 giờ, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và trở lại sinh hoạt bình thường.
Quan trường hợp trên, các bác sĩ cũng khuyên ung thư thận ngay cả ở giai đoạn cuối vẫn có cơ hội kiểm soát với sự tiến bộ của y học. Vì vậy, việc tầm soát định kỳ rất quan trọng, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao như người có tiền sử bệnh gia đình, bệnh thận mạn tính, nghiện thuốc lá, hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường như tiểu máu, đau kéo dài vùng hông lưng, mệt mỏi, thiếu máu, hay sờ thấy khối cứng ở bụng.

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư đại tràng có dấu hiệu đau bụng quanh rốn kéo dài khoảng nửa năm. Cơn đau âm ỉ, đôi khi quặn thắt, kèm theo rối loạn đại tiện, đi ngoài lúc táo, lúc lỏng...

GĐXH - Người đàn ông bất ngờ phát hiện ưng thư trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông cho biết trước đó không có triệu chứng nào.

GĐXH - Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể kiểm soát với tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.