Theo Daily Mail, năm 2019, một nghiên cứu về DNA của những người trên 110 tuổi được công bố trên tạp chí Chuyên đề của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, đã tiết lộ bí mật bất ngờ về những người "siêu thọ".

Theo đó, nghiên cứu này được các nhà chuyên gia đến từ Trung tâm Y khoa Riken và Đại học Keio (Nhật Bản) thực hiện trên 41.208 tế bào từ 7 người sống thọ trên 110 tuổi. Sau đó, họ tiến hành nghiên cứu sự khác nhau giữa chúng với những tế bào được lấy từ những người trong độ tuổi từ 50 đến 89. Kết quả cho thấy sự khác biệt nằm ở các tế bào bạch cầu của những người siêu thọ.

  • tiem-vac-xin-bach-hau-cho-phu-nu-mang-thai-cho-con-bu3-1720681770453530168525-13-0-1613-2560-crop-17206824249591689290666.jpg

    Phụ nữ mang thai, cho con bú tiêm vắc xin bạch hầu: BS chỉ rõ thời điểm nên tiêm tốt cho cả mẹ lẫn con

Theo các chuyên gia, có một loại tế bào gọi là tế bào T CD4 xuất hiện nhiều ở những người trên 110 tuổi. Chúng có khả năng chống ung thư và nhiễm trùng một cách độc đáo. Ở những người trường thọ, các tế bào TCD4 này có thể tấn công trực tiếp virus và tế bào ung thư, trong khi người bình thường không có khả năng này.

Các chuyên gia giải thích rằng mặc dù các tế bào TCD4 thường là “tế bào hỗ trợ”, giúp các tế bào bạch cầu khác chống lại nhiễm trùng, nhưng ở những người trường thọ trong nghiên cứu, các tế bào này lại "có độc" và chúng đã chủ động tìm kiếm các virus và các tế bào ung thư trong cơ thể để tiêu diệt mà không gây hại với tế bào khỏe mạnh.

Cũng từ nghiên cứu này, các chuyên gia nhận định rằng chính những tế bào này đã giúp những người "siêu thọ" sống lâu chứ không phải do họ có lối sống lành mạnh. Điều này bổ sung vào các nghiên cứu trước đây, cho thấy những người trường thọ dường như rất kiên cường đối với bệnh tim và ung thư. Đặc biệt, phát hiện này đã giúp các chuyên gia tìm ra lời giải cho câu hỏi tại sao có những người có thể sống trường thọ đến như vậy và giúp họ chỉ ra cách thức giúp những người khác sống thọ hơn.

Tiến sĩ Kosuke Hashimoto - tác giả chính của nghiên cứu cũng cho biết: Những người "siêu thọ" có hệ miễn dịch vẫn hoạt động tốt đến già nhằm bảo vệ chống lại nhiễm trùng và khối u.

photo-1720967880934-17209678811531239524851-1721002253340-17210022536962045127845.png

Năm 2023, một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston và Trung tâm Y tế Tufts (Mỹ) được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cũng đã cho thấy một phát hiện liên quan đến hệ miễn dịch của những người trường thọ.

Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện trên DNA của 7 người trong độ tuổi từ 100 đến 119 tuổi thông qua phân tích các tế bào bạch cầu, còn gọi là các tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC). Kết quả cho thấy họ được “bổ sung” nhiều yếu tố bảo vệ giúp tăng khả năng phục hồi sau khi bị nhiễm trùng.

Cụ thể, nghiên cứu phát hiện trong máu của những người trăm tuổi có số lượng lớn tế bào B - còn được gọi là tế bào lympho B, là một loại tế bào bạch huyết của phân nhóm tế bào lympho, hoạt động trong thành phần miễn dịch dịch thể của hệ miễn dịch, bằng cách tiết ra các kháng thể cần thiết để chống lại “kẻ thù” là những virus, vi trùng cũ.

Qua đó, các nhà khoa học xác định rằng những người sống trăm tuổi này có hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, có lịch sử chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và có khả năng phục hồi, cho phép họ đạt được tuổi thọ đặc biệt.

Tác giả chính của nghiên cứu, Paola Sebastiani, nhà sinh học tại Đại học Tufts ở Boston, cho biết hồ sơ miễn dịch của những người trăm tuổi cho thấy họ có “một lịch sử tiếp xúc lâu dài với các bệnh nhiễm trùng và khả năng phục hồi mạnh mẽ”.

Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng xác định được 25 gen cụ thể hoạt động tích cực hơn nhiều ở những người sống trăm tuổi, đó là kiểu gen cho tuổi thọ cực cao. Trong đó, có gen STK17A - loại gen có liên quan đến việc sửa chữa DNA bị hư hỏng và gen HLA-DPA1 - một gen tạo ra các kháng nguyên cần thiết để nhận biết một số bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đặc biệt, các chuyên gia cũng phát hiện có 1 gen mà chỉ người sống trăm tuổi mới có, đó là gen S100A4.

(Theo Daily Mail)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022