Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, ngày 4/7, Trung tâm nhận được thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An về 1 ca nghi bạch hầu. Nữ bệnh nhân là P.T.C (18 tuổi). Theo thông tin dịch tễ, ngày 26/6, bệnh nhân P.T.C có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khàn tiếng. Bệnh nhân tự mua thuốc điều trị. 

Ngày 1/7, bệnh nhân đã đến Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn khám và nhập viện. Đến ngày 4/7, tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm nên được thuyết phục chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục điều trị với chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn/bạch hầu, biến chứng viêm cơ tim, suy đa tạng, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được gia đình xin về lúc 23 giờ 50 phút ngày 4/7 và tử vong trên đường về ngày 5/7.

Ngày 5/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An nhận được thông báo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với vi khuẩn C.diphtheria (Bạch hầu).

bnaanh-khanh-thao-4--17204305556201745028941.jpg

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã mở rộng điều tra các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân. Ảnh Báo Nghệ An

Mở rộng điều tra các trường hợp tiếp xúc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang cho biết địa phương này vừa phát hiện một trường hợp dương tính với bạch hầu, loại bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp.

Người này làm việc tại một quán karaoke ở Bắc Giang, lây nhiễm từ 1 bệnh nhân khác ở Nghệ An, đã tử vong do bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này thường tấn công mũi và họng, tạo ra màng màu xám hoặc trắng trên cổ họng, gây khó thở, khó nuốt. Bệnh bạch hầu cũng có thể lây lan sang da và gây ra các tổn thương.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi; đặc biệt, trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Có vắc xin phòng bệnh bạch hầu không?

Tiêm vắc xin bạch hầu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng bệnh bạch hầu. Hiện nay, tại Việt Nam không có vắc xin phòng bạch hầu đơn, chỉ có vắc xin phòng bạch hầu phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu như:

bach-hau-4-1701765879037638048336-17204155895042130863695-1720421850561-17204218507031998181552.jpg

Vắc-xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B: Có vắc xin 6in1 Infanrix Hexa và vắc xin 6in1 Hexaxim.

Vắc xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (vắc xin 5in1 Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Vắc xin 5in1 ComBe Five, vắc xin 5in1 ComBe Five, vắc xin 5in1 SII).

  • base64-17204156193691126161413-1720421850045-172042185013342785482-0-40-357-611-crop-17204268015481559758150.jpeg

    Cô gái 18 tuổi mắc bệnh sau khi bạn cùng phòng tử vong vì bệnh bạch hầu: Bệnh truyền nhiễm này nguy hiểm như thế nào?

Vắc xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Vắc xin 4in1 Tetraxim).

Vắc xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (vắc xin 3in1 Adacel, vắc xin 3in1 Boostrix, vắc xin 3in1 DPT).

Vắc xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td): Vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ Td (Tetanus-Diphtheria) được khuyến nghị tiêm ngừa cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn nhằm tạo miễn dịch phòng ngừa bệnh uốn ván và bạch hầu. Vắc xin này được sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC (Việt Nam).

Đối tượng nào nên tiêm phòng vắc xin bạch hầu?

Theo thông tin của Trung tâm tiêm chủng VNVC, tất cả mọi người dù là trẻ em hay người lớn, dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng nên chủng ngừa bệnh bạch hầu. 

vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-1-17204308021381552743286.jpg

Tiêm vắc xin bạch hầu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng bệnh bạch hầu.

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng bạch hầu

Có một số trường hợp nên cân nhắc chống chỉ định hoặc hoãn việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, bao gồm:

Người mắc hội chứng Guillain-Barré: Đây là một tình trạng hiếm gặp khi hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh.

Người có tiền sử dị ứng nặng với vắc xin bạch hầu: Nếu đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng bạch hầu trong quá khứ, tiêm vắc xin nên được trì hoãn hoặc không nên tiêm.

Người có tiền sử bị đau, sưng hoặc sốt cao hơn 40,5 độ C sau khi tiêm vắc xin.

Người tiêm bị động kinh hoặc gặp phải các tình trạng rối loạn hệ thần kinh khác.

Người tiêm bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin bạch hầu.

Lịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu nên được chủng ngừa cho trẻ em lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, 15-18 tháng tuổi và 4-6 tuổi. Đối với trẻ ở độ tuổi học đường, cần được tiêm 1 mũi nhắc lại vào giai đoạn từ 9-15 tuổi để tiếp kháng thể đã giảm sút sau mũi tiêm gần nhất trước đó.

Đối với phụ nữ mang thai, cần tiêm vắc xin phòng bạch hầu - uốn ván - ho gà ở tam cá nguyệt 2 hoặc tam cá nguyệt 3 của thai kỳ (từ 3 tháng giữa của mỗi thai kỳ).

Đối với người trưởng thành và người cao tuổi, nên tiêm 3 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu - ho gà - uốn ván nếu trước đó chưa tiêm chủng hoặc tiêm nhắc mỗi 10 năm.

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu có tác dụng trong bao lâu?

Hiệu quả của các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu (DTap, DT, Td và Tdap) trong việc bảo vệ người tiêm chống lại bệnh bạch hầu đã được nghiên cứu và chứng minh là rất cao, có thể lên đến 95% trong khoảng thời gian 10 năm. 

Đó là lý do người trưởng thành được khuyến cáo tiêm nhắc vắc xin phòng bệnh bạch hầu sau mỗi 10 năm để duy trì hiệu quả bảo vệ người tiêm khỏi sự lây nhiễm bệnh bạch hầu từ mũi tiêm gần nhất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022