Cuối cùng, cô trì hoãn việc lấy chồng và trở thành một học giả thành công ở Daejeon. Lee, hiện 44 tuổi, là một trong hàng triệu phụ nữ Hàn Quốc chủ động không có con, khiến tỷ lệ sinh của quốc gia giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Tỷ lệ sinh (số ca sinh trung bình trên một phụ nữ) nước này đã giảm xuống còn 0,72 vào năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được chính phủ công bố hồi đầu năm. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 2,1 trẻ tiêu chuẩn để duy trì quy mô dân số ở mức ổn định. Năm ngoái, nước này có 23.000 trẻ được sinh ra, tổng dân số quốc gia đang trên đà giảm ước tính còn 26 triệu người năm 2100 - bằng một nửa dân số hiện tại.

"Khi còn trẻ, tôi mơ ước có một đứa con trai giống mình. Tôi muốn chơi với con, cùng đọc sách và cho con thấy nhiều điều về thế giới. Nhưng tôi nhận ra thực tế không đơn giản như vậy", Lee nói, cho biết việc có con sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp, sợ rằng lâu dần bản thân sẽ oán trách chính đứa trẻ. "Hậu quả, cả tôi và con đều không hạnh phúc", cô nói.

Theo Lee, vấn đề kinh tế đóng vai trò quan trọng. Giới chức có nhiều chính sách khuyến sinh dành cho phụ nữ, chúng hầu như không phát huy tác dụng. Ví dụ, theo luật, chế độ nghỉ phép của cha mẹ được áp dụng cho cả nam và nữ, nhưng chỉ được phụ nữ áp dụng. 1,3% nam giới ở Hàn Quốc sử dụng quyền nghỉ phép nuôi con, thấp so với mức trung bình 43,4% của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Các công ty Hàn Quốc không muốn tuyển dụng nhân lực nữ trẻ tuổi, bởi họ sợ tốn công sức đào tạo cho những người sẽ nghỉ sinh con, sau đó tập trung làm mẹ toàn thời gian thay vì quay lại lực lượng lao động. "Trong văn hóa Hàn Quốc, nhiều người tin rằng việc sinh con và mọi khía cạnh trong chăm sóc con cái đều thuộc về phụ nữ. Đây là quá trình khó khăn đến mức nhiều người quyết định không sinh con. Điều này đúng với tôi", Lee chia sẻ.

m00p0-preview-1680162750-4295-1211-2439-1723975756.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QFxZyCHoaE94bcG7HNPoUQ

Kim Yu-Mi, kỹ sư IT, 38 tuổi, cùng hai con ở nhà riêng tại Seongnam, phía nam Seoul, ngày 13/2/2017. Ảnh: AFP

Jungmin Kwon, phó giáo sư tại Đại học bang Portland ở Oregon, chuyên về văn hóa đại chúng Đông Á, đồng ý rằng áp lực xã hội Hàn Quốc đôi khi khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt.

"Hàn Quốc nổi tiếng với thị trường giáo dục tư nhân rộng lớn. Tại đó, các bậc cha mẹ chi rất nhiều tiền cho con cái đi học thêm từ khi còn nhỏ để cạnh tranh lại với những đứa trẻ khác. Rất khó để những người mới có con đi ngược lại xu thế này", giáo sư Kwon nói.

Quan trọng hơn, trong văn hóa gia trưởng tại Hàn Quốc, phụ nữ cần tiêu tốn nhiều năng lượng tinh thần và cả thể chất để nuôi dạy con cái, theo giáo sư Kwon. Số liệu thống kê cho thấy phụ nữ làm việc nhà và chăm sóc con cái nhiều gấp 5 lần so với nam giới.

"Trong bối cảnh sự tôn trọng và quan tâm đối với phụ nữ vẫn chưa bén rễ vào xã hội, việc cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp là trách nhiệm căng thẳng và đầy thách thức đối với người mẹ", Kwon nhận định.

Như vậy, khi trình độ học vấn của phụ nữ tốt hơn nhiều so với thế hệ trước, nguồn lực kinh tế vững vàng hơn, họ có xu hướng đặt nghề nghiệp lên trước. Nhiều phụ nữ không những không sinh con, họ lựa chọn không kết hôn.

Theo Lee, những nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tăng tỷ lệ sinh, chẳng hạn bổ sung phúc lợi cho gia đình nhiều con, hỗ trợ cho các gia đình đơn thân, đã thất bại trong việc xoay chuyển tình thế. Nó thậm chí gây phẫn nộ trong cộng đồng nam giới.

"Họ cảm thấy bất bình khi phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự mà không được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ nhiều như phụ nữ", Lee nói.

Cả Lee Kwon đều cho rằng Hàn Quốc khó lòng vượt qua cuộc khủng hoảng dân số. Phụ nữ trẻ dường như không quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu quốc gia, họ có những quan điểm khác nhau về gia đình, hôn nhân sinh con, cộng đồng và quốc gia so với thế hệ trước.

"Họ ít bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trở thành phụ nữ do các quốc gia, xã hội và hộ gia đình áp đặt", Lee nói.

Thục Linh (Theo DW)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022