Bóng đè được coi là chứng mất ngủ giả, hoặc hành vi bất thường xảy ra trong khi ngủ. Vì có liên quan đến giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) của chu kỳ giấc ngủ, bóng đè được coi là chứng mất ngủ giả REM .

Bóng đè không gây ra bất kỳ tác hại nào. Khi hết tác dụng, mọi người có thể cử động và nói chuyện bình thường. Trong cơn tê liệt khi ngủ, người bệnh vẫn tỉnh táo và nhận thức được mọi thứ xung quanh nhưng không thể cử động hoặc nói. Trải nghiệm này có thể đáng sợ và đau khổ, đặc biệt nếu bạn không biết chuyện gì đang xảy ra.

photo-1721371241154-1721371243577895174447-1721571452923-17215714534421712355618.jpeg

Bóng đè khi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người mắc.

1. Các thuốc trị bóng đè

Đa số các trường hợp bị bóng đè không cần phải dùng thuốc điều trị. Với một số người bị bóng đè khi ngủ thường xuyên hoặc nghiêm trọng có thể dùng một số loại thuốc sau:

1.1. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Tác dụng: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng ức chế giấc ngủ REM. Bao gồm: Clomipramine, imipramine, protriptyline và desmethylimipramine đều được báo cáo là thuyên giảm "bóng đè".

Tác dụng phụ: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây nhìn mờ, khô miệng, táo bón, bí tiểu, mê sảng, tăng cân , giảm khoái cảm, khó cương cứng, loạn nhịp tim. Quá liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.

1.2. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Tác dụng: Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine và femoxetine đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ức chế giấc ngủ REM.

Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, khó ngủ, nhìn mờ, tăng cân, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương…

Không dừng thuốc đột ngột, bởi thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRI có thể gây hội chứng cai thuốc khiến người bệnh có thể bị đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, chảy nước mũi, đau đầu nhẹ, hội chứng giả cúm.

1.3. Thuốc an thần, giải lo âu

Tác dụng: Một số thuốc an thần, giải lo âu cũng có thể được các bác sĩ kê đơn để giúp cải thiện giấc ngủ, ức chế giấc ngủ REM. Các thuốc bao gồm: Diazepam, bromazepam, lorazepam, zolpidem, flurazepam...

Tác dụng phụ: Các thuốc này có thể gây buồn nôn, tăng cân, mệt mỏi, bồn chồn, khô miệng, táo bón…

2. Lưu ý khi dùng thuốc

Để dùng thuốc an toàn, cần chú ý:

- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không sử dụng lại đơn cũ.

- Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

- Không dừng thuốc đột ngột, bởi thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRI có thể gây hội chứng cai thuốc khiến người bệnh có thể bị đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, chảy nước mũi, đau đầu nhẹ, hội chứng giả cúm.

- Trong thời gian dùng thuốc, nếu có bất thường cần báo cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ra có thể thực hiện vệ sinh giấc ngủ để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa tình trạng tê liệt khi ngủ:

- Ngủ đủ giấc: Ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm.

- Tuân thủ lịch trình và thói quen thức - ngủ vào cùng một thời gian.

- Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm, đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu.

- Giảm thiểu căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng.

- Tập thể dục thường xuyên, nên tránh tập gần giờ đi ngủ.

- Tránh ngủ ở tư thế nằm ngửa.

- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Giữ phòng ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh, đảm bảo nệm và gối sao cho thoải mái nhất.

- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích, uống rượu, bia, đặc biệt là vào buổi tối.

- Giảm lượng caffeine hấp thụ: Nếu không thể hoặc không muốn từ bỏ caffeine, hãy tránh dùng sau 2 giờ chiều.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022