Vào năm học mới, nhiều cha mẹ lo lắng con sẽ bị ốm
Chỉ con ít ngày nữa là năm học 2022-2023 chính thức bắt đầu. Hiện tại, các gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng sách vở, đồ dùng học tập, trang phục... để con bước vào năm học mới đầy niềm vui, hứng khởi. Tuy nhiên, với nhiều trẻ em mầm non, sự khởi đầu không hề dễ dàng với nhiều cha mẹ với hàng loạt câu hỏi: Có nên cho con đi học sớm không? Làm thế nào để đưa con đi học không khóc, không ốm?
Theo chia sẻ của TS Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Cho con đi học mầm non là hợp lý và cần thiết. Điều đầu tiên cha mẹ cần chuẩn bị là đưa con đến ngôi trường đã chọn, cho con chơi ở đó 15 phút/ngày rồi về. Việc đó nên tiến hành khoảng 3 ngày. Thấy con không khóc, vui chơi thoải mái thì tăng thời gian ở đó lên 1 tiếng.
Hãy trao đổi với cô giáo những đặc tính riêng của con, những thứ con thích và những thứ con không thích, con sợ. Yêu cầu cô giáo tuyệt đối không ép con ăn, để con tự do ăn theo sức. Như vậy con sẽ không sợ lớp và quen rất nhanh. Cha mẹ cần kiên nhẫn một chút để con có thể theo lớp dễ dàng.
Một khi con vui vẻ, thoải mái khi đi học thì cũng sẽ ít bị ốm hơn so với những trẻ cứ đến lớp là lo lắng và khóc liên tục.
Tăng cường dinh dưỡng cho con sức khỏe tốt để duy trì học tập
Sợ con ốm khi đi học là mối lo lắng của hầu hết phụ huynh. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường đang có nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng như: tay chân miệng, cúm A, Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp… là mối lo lắng không nhỏ của các bậc phụ huynh khi cho con đi học, nhất là với trẻ mẫu giáo.
Ths. Lê Thị Hải – Nguyên GĐ trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, chuẩn bị cho con sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới đang đến gần. Nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt, mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, thiếu tập trung, dễ cáu gắt... ảnh hưởng lớn đến học tập, từ trẻ mẫu giáo đến trẻ lớn hơn.
Nhu cầu năng lượng sẽ nhân đôi nhân ba khi trẻ học tập nhiều hơn, phải thức khuya học bài và phải dậy sớm đến trường. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ bù đắp vào năng lượng bị tiêu hao và đủ năng lượng cho một ngày dài học tập. Cần đảm bảo đầy đủ các bữa trong ngày với: đủ chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tăng tập trung và tư duy cho trẻ.
Ths. Lê Thị Hải cho biết: Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm.
Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì Kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cũng theo PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai nhận định: Sắt, kẽm có vài trò quan trọng nhưng theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2019 – 2020, toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đặc biệt trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại
Tỷ lệ thiếu kẽm, sắt đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu và là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100%. Sự thật không phải như vậy. Khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%.
Đối với trẻ sau khi bị ốm, chậm lớn và biếng ăn, nên bổ sung sắt và kẽm. Năm học mới sắp đến, để chuẩn bị cho con sức khỏe tốt, cha mẹ nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Đặc biệt PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: "Khi bổ sung kẽm và sắt cho trẻ thì cân bằng hàm lượng kẽm và sắt là cực kỳ quan trọng. Chúng ta hãy chọn sản phẩm nào vữa kẽm và sắt có hàm lượng tương đương nhau thì uống vào nó hấp thu được tốt".
Chính vì vậy, có thể nói, chú ý đến chuyện ăn uống hàng ngày, đảm bảo đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần lưu tâm hàng đầu.
https://afamily.vn/de-con-di-hoc-ma-khong-bi-om-day-la-viec-cha-me-nao-cung-can-lam-duoc-20220826165012682.chn