mo-de-1739523194353553102473-0-0-400-640-crop-17395234048771261761845.jpgBé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg

GĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Phẫu thuật thành công u tuyến giáp hiếm gặp

Ngày 24/2, tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, một bệnh nhân 85 tuổi có u bướu giáp to thòng trung thất, đè ép gây hẹp khí quản vừa được các bác sĩ Khoa Ung bướu 2 của bệnh viện phẫu thuật thành công. Đây là ca phẫu thuật khó, đòi hỏi kỹ thuật phẫu thuật cao để loại bỏ khối u tuyến giáp ở vị trí "trung thất trước" hiếm gặp chỉ với một đường rạch mà không gây biến chứng cho người bệnh.

Bệnh nhân P.T.M (85 tuổi, ở Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) có tiền sử tăng huyết áp, bị đau tức ngực sau xương ức, khó thở kéo dài tăng dần, ho nhiều. Khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả chụp CT scanner phát hiện hình ảnh u lớn tuyến giáp thòng trung thất, kích thước 55x63x137mm, đè ép vào khí quản, đẩy khí quản sang trái và gây hẹp một phần khí quản. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến giáp giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Sau 2 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã thành công cắt bỏ trọn vẹn khối u kích thước trên 15cm và toàn bộ hai thùy tuyến giáp với 1 đường rạch mà không phải mở lồng ngực, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận và các tạng trong lồng ngực. Ba ngày sau, người bệnh phục hồi sức khỏe tốt, vết mổ khô, giao tiếp tốt, hết khó thở.

Bác sĩ Bùi Quang Khánh (Bệnh viện Bãi Cháy) cho biết, phẫu thuật u tuyến giáp cho người bệnh cao tuổi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng, đòi hỏi ekip phẫu thuật phải phối hợp hài hòa cùng các bác sĩ gây mê, hồi sức để xử trí tốt các tình huống trong và sau phẫu thuật. Ca phẫu thuật đặt ra nhiều thách thức khi phẫu thuật viên phải tiến hành loại bỏ khối u tuyến giáp thòng trung thất trên nền người bệnh cao tuổi có bệnh lý nền tăng huyết áp.

u-tuyen-giap-1740369917755772416350.jpg

Bệnh viện Bãi Cháy phẫu thuật thành công u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp. Ảnh BVCC

U tuyến giáp thòng trung thất có nguy hiểm?

Theo các bác sĩ, đa số trường hợp u, bướu giáp thòng là lành tính, chỉ có 3-6 % là ác tính. Có hai nguyên nhân gây u, bướu giáp thòng: Nguyên nhân thứ phát do sự lớn dần và di chuyển xuống trung thất của bướu giáp; Nguyên nhân nguyên phát - bướu giáp lạc chỗ, nằm hoàn toàn trong lồng ngực và không liên quan với cấu trúc tuyến giáp vùng cổ, còn gọi là bướu giáp chìm thật sự trong trung thất.

Bướu giáp thòng trung thất chiếm tỷ lệ nhỏ (3 - 20%) trong các trường hợp bướu giáp. Không chỉ xâm lấn hai thùy giáp, thực quản và khí quản, loại bướu này còn thòng xuống lồng ngực, chèn ép các mạch máu quan trọng gây triệu chứng tức ngực, khó thở, khàn giọng, nuốt nghẹn, thậm chí là hội chứng tĩnh mạch chủ trên.

Bệnh lý u tuyến giáp rất thường gặp, hơn 90% các u tuyến giáp được phát hiện là tổn thương lành tính  như u dạng tuyến của tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bướu giáp đa nhân và u nang tuyến giáp; chỉ 4,0% đến 6,5% là ung thư.  U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi nó đã phát triển lớn chèn ép và gây khó khăn cho các hoạt động thở và nuốt. U tuyến giáp kích thước lớn nếu không được phẫu thuật điều trị kịp thời có thể gây nên các triệu chứng khó nuốt, đau họng hoặc khó thở…, các biến chứng về xương khớp, tim mạch.

Các biểu hiện của u, ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở trước và chính giữa cổ. Tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3). Những hormone này đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, điều đó ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, tâm trạng và tính dễ bị kích thích, nhịp tim, tiêu hóa và những thứ khác.

Các khối u, ung thư tuyến giáp có thể phát hiện sớm qua siêu âm vùng cổ, chẩn đoán tế bào học, chụp CT scan hoặc chụp MRI vùng cổ, ngực. Với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại này, bác sĩ có thể xác định và đánh giá chính xác vị trí, số lượng, kích thước, tính chất, sự xâm lấn của u giáp và hạch cổ với cơ quan xung quanh như khí quản, thực quản, phần mềm vùng cổ, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh.

Để phòng ngừa bệnh lý u, ung thư tuyến giáp, các bác sĩ đưa ra lời khuyên, nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, tầm soát ung thư định kỳ, trong đó có siêu âm tuyến giáp. Trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng như khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, ho dai dẳng, khối u ở cổ thì cần phải tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để tầm soát và phát hiện sớm.

Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, những cách dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp: Bảo đảm hàm lượng i-ốt trong cơ thể vừa phải; Cần có lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học; Kiểm soát cân nặng hợp lý; Tránh xa tác hại của bức xạ…

nhoi-mau-nao-1740043994683311470001-64-0-552-781-crop-17400442001181187850059.jpgBệnh nhân 17 tuổi bị nhồi máu não, thừa nhận phạm sai lầm nhiều người Việt dễ mắc phải

GĐXH - Bệnh nhân 17 tuổi bị đau đầu, chóng mặt tự mua thuốc về uống nhưng không khỏi, đến khi nhập viện phát hiện bị nhồi máu não.

tai-nan-giao-thong-1740022211757827910374-81-0-1681-2560-crop-1740022323583389723323.jpgCứu sống bệnh nhân 60 tuổi ở Hải Dương bị dập nát hai chân do tai nạn giao thông

GĐXH - Bị tai nạn giao thông, người phụ nữ 60 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát đùi, cẳng và hai bàn chân.

nhoi-mau-co-tim-17398557299581950476789-33-0-533-800-crop-1739856069023154765346.jpgCứu sống nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch

GĐXH - Khi đang đi du lịch tại Quảng Ninh, nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ đã phải nhập viện cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim cấp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022