u-xo-co-tu-cung-174010761007764685535-34-0-540-810-crop-17401079574511773813464.jpgNgười phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì bị đau tức dữ dội vùng bụng dưới. Bệnh nhân được chẩn đoán u xơ tử cung kích thước lớn và được chỉ định phẫu thuật.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì thói quen ăn ngọt

Mới đây, một bác sĩ tim mạch (ở Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp nữ bệnh nhân 50 tuổi mà ông đã điều trị bị mắc bệnh tiểu đường, suy thận, phì đại cơ tim vì thường xuyên có thói quen ăn ngọt.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng béo phì, khó thở, tức ngực. Bệnh nhân chia sẻ do công việc chịu nhiều áp lực nên cô thường phải dựa vào việc ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng.

suy-than-vi-thic-an-ngot-17401162646822128401383.jpg

Ảnh minh họa

Trước đây 2 năm, cô đã từng đến khám do bị đau cứng cổ và thường xuyên chóng mặt. Đo huyết áp, chỉ số huyết áp đạt ngưỡng 200mmHg, là mức rất cao. Xét nghiệm lúc đó cho thấy cô bị protein niệu, chỉ số đường huyết tăng cao, có dấu hiệu tiền tiểu đường. 

Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc hạ huyết áp và được khuyến cáo nên hạn chế ăn đồ ngọt để điều trị bệnh. Bác sĩ cũng hẹn cô đến tái khám định kỳ. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân chưa từng quay lại tái khám trong suốt 2 năm. Cô cũng chưa từng từ bỏ thói quen ăn đồ ngọt. Thậm chí, bệnh nhân còn tự ý bỏ thuốc do cảm thấy mình đã uống quá nhiều loại thuốc.

Bác sĩ cho biết thói quen ăn đồ ngọt thường xuyên và tự ý bỏ thuốc đã khiến cô mắc bệnh tiểu đường, suy thận và phì đại cơ tim.

6 bệnh tiềm ẩn do ăn quá nhiều đường ngọt

Tăng cân và béo phì

Tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chứa đường, đặc biệt là fructose trong nước ngọt và nước trái cây, có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Fructose làm tăng cảm giác thèm ăn và dễ dẫn đến việc tiêu thụ lượng calo dư thừa. Khi lượng calo không được tiêu hao, nó sẽ tích tụ dưới dạng mỡ, gây ra tình trạng thừa cân và béo phì. Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh lý, bao gồm bệnh tim và tiểu đường type 2.

Tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống giàu đường có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong toàn cầu. Tiêu thụ nhiều đường dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm gia tăng mức độ chất béo trung tính trong máu. Những yếu tố này có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Tiêu thụ đường liên tục có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, lượng đường trong máu tăng cao và dẫn đến tình trạng tiểu đường. Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt.

suy-than-vi-thic-an-ngot5-17401163707062052638535.jpg

Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ bệnh thận và gan nhiễm mỡ, gout

Việc tiêu thụ nhiều đường fructose có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Fructose chủ yếu được chuyển hóa tại gan và tiêu thụ quá mức có thể làm quá tải gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Đường ngọt cũng có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của bệnh gout.

Gây lão hóa sớm

Tiêu thụ nhiều đường có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da. Các hợp chất glycation, được hình thành khi đường phản ứng với protein trong cơ thể, làm hỏng collagen và elastin – hai thành phần quan trọng giúp da duy trì độ đàn hồi và sự săn chắc. Sự tổn thương này dẫn đến nếp nhăn và làn da chảy xệ, làm tăng tốc độ lão hóa da.

Tăng nguy cơ ung thư

Ăn nhiều đường có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư khác nhau. Đường thúc đẩy sự viêm nhiễm và căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, những yếu tố này đều liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu đường là đủ?

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với người trưởng thành không có các bệnh rối loạn chuyển hóa đường hay thừa cân béo phì, lượng đường đơn tối đa nạp vào chỉ được phép chiếm 10% trong tổng số năng lượng của một ngày.

Đối với người đái tháo đường, thừa cân, béo phì, lượng đường đơn chỉ nạp vào không quá 5% tổng năng lượng một ngày.

Người trưởng thành 1 ngày cần khoảng 2000 Kcal. Lượng đường đơn theo quy định chỉ được chiếm dưới 10% tương đương với khoảng 200 Kcal. Ví dụ một lon nước ngọt 300ml chiếm khoảng 140 - 150 Kcal. Vì vậy, nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300ml thì gần như đã đủ nhu cầu đường đơn trong cả ngày.

Đáng chú ý, một ngày chúng ta còn nạp vào cơ thể một lượng đường lớn từ nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, chỉ cần một lon nước ngọt được uống vào sẽ khiến lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép.

viem-tuy-cap-174004030777789298435-0-0-787-1259-crop-1740040412279627456279.jpgNgười đàn ông 37 tuổi bị viêm tụy, suy thận, suy gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

GĐXH - Người đàn ông bị viêm tụy cấp, suy thận, suy gan thừa nhận sử dụng rượu liên tục trong nhiều ngày, có biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn nhiều...

ung-thu-co-tu-cung6-1740022430459307699036-338-0-901-900-crop-17400224575571057908781.jpgNgười phụ nữ 43 tuổi phát hiện ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

GĐXH - Đi khám vì bị ra huyết âm đạo sau quan hệ, người phụ nữ nhận kết quả ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị. Đến khi tình trạng bệnh không đỡ mới quay lại bệnh viện.

ngua-dot-quy5-173994476359639223757-25-0-441-665-crop-17399447831861407190993.jpgNgười đàn ông 59 tuổi bị đột quỵ, ngừng tim thoát 'án tử' thừa nhận thường xuyên làm việc này

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ, ngừng tim có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, cộng với làm việc quá sức dẫn đến đột quỵ và ngừng tim. Nhờ được cấp cứu kịp thời, ông đã thoát khỏi cửa tử.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022