Ngày 19/7, đại diện bệnh viện cho biết kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não của bệnh nhi cho thấy tụ máu ngoài màng cứng vùng trán thái dương phải, vỡ xương trán,... Các bác sĩ đánh giá tiên lượng nguy kịch, khả năng máu tụ có thể tăng lên nhanh chóng.

Sau nhập viện khoảng 2 tiếng, tri giác bệnh nhi bắt đầu giảm, được chỉ định can thiệp phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ khối máu tụ, cầm máu, đặt dẫn lưu dịch.

Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhi thoát nguy kịch, tình trạng tỉnh táo, mọi chức năng không bị ảnh hưởng, vết mổ tạm ổn định.

dsc-1589-1721363640-6339-1721363674.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=czUsKGjd4MG7N-whjkXzhA

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Khúc Văn Trung, Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực, cho biết đây là ca cấp cứu khó, đòi hỏi ê kíp phẫu thuật nhanh nhất, phối hợp của chuyên khoa hồi sức tích cực nhi khoa để an thần thở máy và hồi sức tích cực sau mổ.

Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở trẻ em, với các thương tổn lần lượt ở da đầu, hộp sọ và não. Thực tế, do sự thay đổi cấu trúc liên quan đến tuổi tác, cơ chế chấn thương, đặc điểm thể chất nên việc đánh giá thần kinh ở trẻ khó khăn hơn. Da đầu có nhiều mạch máu và có thể là nguyên nhân gây mất máu nguy hiểm, dù mất một lượng máu nhỏ cũng có thể dẫn đến sốc mất máu ở trẻ.

Trường hợp không may tai nạn xảy ra, gia đình cần theo dõi sát tình trạng ý thức của trẻ và các biểu hiện bất thường như đau đầu, nôn, liệt. Nếu nghi ngờ chấn thương sọ não, cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.

Thúy Quỳnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022