Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và lạc nội mạc tử cung là hai trong số những bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thường gây ra nhiều triệu chứng chồng chéo và dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc phân biệt rõ ràng hai tình trạng này là vô cùng quan trọng để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, tránh những hệ lụy lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Taraneh Shirazian, chuyên gia kiêm bác sĩ phụ khoa tại Tổ chức NYU Langone Health cho biết: "Đây là hai bệnh phụ khoa tương đối phổ biến". Theo thống kê của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến 1/10 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong khi đó lạc nội mạc tử cung phổ biến hơn một chút, hơn 11% phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Theo Jessica Shepherd, bác sĩ phụ khoa ở Texas, cả hai tình trạng này đều nổi tiếng là khó chẩn đoán do các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ vẫn có thể đưa ra kết luận chính xác nhưng sẽ phải mất thời gian theo dõi và xét nghiệm.
PCOS là gì?
PCOS xảy ra do sự mất cân bằng của các hormone sinh sản trong cơ thể. Tình trạng này dẫn tới các vấn đề trong buồng trứng, nơi tạo ra trứng rụng mỗi tháng và góp phần hình thành chu kỳ kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi nội mạc tử cung, các mô lót tử cung, phát triển bên ngoài tử cung và trên các khu vực khác trong cơ thể. Chúng thường xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, các mô giữ tử cung và bề mặt bên ngoài của tử cung. Trong một số trường hợp, âm đạo, cổ tử cung, âm hộ, ruột, bàng quang hoặc trực tràng cũng có thể chịu ảnh hưởng.

Phân biệt hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung
Tuy PCOS và lạc nội mạc tử cung có một số đặc điểm chung, chúng lại không giống nhau.
Bản chất | Rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng hormone (đặc biệt là androgen và kháng insulin). | Mô tương tự nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. |
Vị trí ảnh hưởng | Chủ yếu ở buồng trứng (trứng không rụng hoặc rụng bất thường), gây ra các nang nhỏ. | Bất kỳ đâu bên ngoài tử cung (buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, bàng quang, v.v.). |
Cơ chế triệu chứng | Rối loạn hormone gây trứng không rụng, tăng tiết androgen, kháng insulin. | Mô lạc chỗ phản ứng với chu kỳ kinh nguyệt, gây chảy máu, viêm, sưng và hình thành sẹo. |
Triệu chứng chính | - Kinh nguyệt không đều: vô kinh, ít kinh, chu kỳ dài. - Dấu hiệu tăng androgen: rậm lông, mụn trứng cá, da dầu, rụng tóc. - Thừa cân/béo phì. - Các mảng da sạm màu. | - Đau vùng chậu mãn tính, đặc biệt trước và trong kỳ kinh. - Đau khi quan hệ tình dục. - Đau khi đi vệ sinh, đặc biệt trong kỳ kinh. - Rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều. |
Mối liên hệ với chu kỳ kinh nguyệt | Đau vùng chậu ít liên quan trực tiếp đến chu kỳ; triệu chứng do rối loạn hormone. | Đau vùng chậu và triệu chứng thường trầm trọng hơn trong hoặc quanh chu kỳ kinh nguyệt. |
Chẩn đoán | - Xét nghiệm máu (kiểm tra hormone testosterone). - Siêu âm buồng trứng (phát hiện nhiều nang nhỏ). | - Phẫu thuật nội soi ổ bụng (xác định chắc chắn). - Siêu âm có thể phát hiện u nang lạc nội mạc. |
Nguy cơ sức khỏe khác | - Vô sinh. - Tiểu đường tuýp 2. - Bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa. - Ung thư nội mạc tử cung. | - Vô sinh. - Sẹo, dính vùng chậu. - U nang lạc nội mạc. - Biến chứng đường ruột/tiết niệu. - Tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng. |

Những người có nguy cơ cao bị Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc Lạc nội mạc tử cung
Cách duy nhất để biết chắc chắn một phụ nữ có mắc lạc nội mạc tử cung hay không là tiến hành nội soi ổ bụng nhưng những người thuộc các nhóm sau cũng cần chú ý vì có nguy cơ bị PCOS hoặc Lạc nội mạc tử cung cao hơn.
Độ tuổi | Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (ước tính ảnh hưởng khoảng 1/10 phụ nữ). | Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phổ biến hơn ở độ tuổi 30–40 (ảnh hưởng hơn 11% phụ nữ từ 15–44 tuổi). |
Yếu tố di truyền | Có mẹ hoặc chị/em gái mắc PCOS. | Có mẹ, chị/em gái hoặc con gái mắc lạc nội mạc tử cung. |
Thói quen/thể trạng | Người thừa cân hoặc béo phì. | Chưa từng sinh con. |
Yếu tố nội tiết/chuyển hóa | Mức insulin cao (liên quan đến kháng insulin). | Bắt đầu có kinh nguyệt sớm (trước 11 tuổi) hoặc mãn kinh muộn. |
Đặc điểm chu kỳ kinh | - Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. - Chu kỳ kinh ngắn (dưới 27 ngày). | |
Yếu tố sinh lý khác | - Có vấn đề cản trở dòng chảy bình thường của máu kinh. - Có sẹo sau phẫu thuật vùng bụng (mổ lấy thai, cắt tử cung...). |