Một người đàn ông 30 tuổi (giấu tên) ở Nam Kinh, Trung Quốc sau khi kết hôn nhưng ngóng trông mãi thời gian dài mà vẫn không có tin vui. Nghi ngờ bị vô sinh, anh đã đến bệnh viện kiểm tra và biết được mình "chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng". Sau khi đưa ra một số giả định, bác sĩ cho rằng rất có thể anh đã từng mắc bệnh quai bị khi còn nhỏ. Một số biến chứng của bệnh quai bị có thể gây viêm tinh hoàn, dẫn tới vô sinh. Sau khi kiểm tra tinh hoàn, bác sĩ phát hiện ra tinh hoàn 2 bên của anh bị xơ cứng, bên trong không có tinh trùng nên không thể thụ thai được.

1-1578300478387802521401.jpg

Nghi ngờ bị vô sinh, người đàn ông này đã đến bệnh viện kiểm tra và biết được mình "chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng.

Bác sĩ Trần Khải Hoàn, trưởng khoa Sinh sản tại bệnh viện Đại học Y Đài Bắc, người trực tiếp điều trị cho người đàn ông này cho biết bệnh nhân bị bệnh bế tinh Azoospermia. Đây là tình trạng tinh hoàn không thể tạo ra tinh trùng, dẫn tới vô sinh.

  • Quý ông đang mong con mà bị vô sinh sẽ cực vui mừng khi nhận được thông báo này!

Với khao khát được có con, người đàn ông này đã đến Đài Loan để điều trị và tham gia thụ tinh nhân tạo. May mắn là việc thụ tinh thành công, bây giờ anh đã cùng vợ trở về Nam Kinh.

Bác sĩ Trần nói rằng trên thực tế rất nhiều người bị bệnh quai bị nhưng họ lại không nhận ra điều đó, thậm chí họ nghĩ rằng bệnh sẽ tự nhiên khỏi mà không cần điều trị, dẫn đến 30% số nam giới bị biến chứng viêm tinh hoàn. Hầu hết nam giới sẽ bị viêm một bên tinh hoàn và không bị vô sinh. Trường hợp của người đàn ông trên là bị viêm cả 2 bên tinh hoàn nên nguy cơ vô sinh là rất cao. Tại Đài Loan, để ngăn chặn căn bệnh này, ngay từ nhỏ tất cả trẻ em đều được tiêm phòng 3 trong 1, đó là sởi - quai bị - rubella, thế nên ở đất nước này bệnh quai bị rất hiếm gặp.

Bệnh quai bị là gì cùng nguyên nhân, triệu chứng?

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có tỷ lệ trẻ em từ 4 - 9 tuổi mắc phải nhiều nhất. Nguyên nhân chính là do nhiễm virus quai bị (Mumps virus), thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp từ tuyến nước bọt hoặc nước mũi khi người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ...

4-1578300564959172113097.jpg

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có tỷ lệ trẻ em từ 4 - 9 tuổi mắc phải nhiều nhất.

Sau khi nhiễm virus người bệnh sẽ buồn nôn, sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu, đau cơ nhức mỏi toàn thân, đau vùng bụng dưới, tai bị sưng, tuyến nước bọt bị đau nhức khiến khuôn mặt biến dạng. Đây là dấu hiệu dễ nhận dạng nhất của bệnh quai bị.

Một số biến chứng của bệnh quai bị

Bác sĩ Trần cũng cho hay, khi nam giới nhiễm bệnh, phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng như đau tinh hoàn, sưng tấy đỏ. Nếu không được điều trị càng sớm thì quai bị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì tinh hoàn bị nhiễm trùng không được điều trị kịp thời sẽ bị xơ hóa, dẫn tới vô sinh. Nếu xảy ra ở nữ giới, có thể gây viêm buồng trứng, dẫn tới suy buồng trứng sớm và mãn kinh.

9-15783006535861422712937.jpg

Biến chứng quai bị có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Quai bị chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt mang tai. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây viêm ở các khu vực khác của cơ thể, bao gồm não và cơ quan sinh sản. Một số khu vực bị viêm do ảnh hưởng của quai bị như:

- Viêm tinh hoàn

- Viêm buồng trứng

  • Biến chứng bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ và những biện pháp phòng ngừa quai bị để tránh điều đáng tiếc xảy ra

- Viêm màng não hoặc viêm não

- Viêm tụy

- Giảm thính lực.

Điều trị quai bị như thế nào?

Bởi vì quai bị là một loại virus, nó không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị một số triệu chứng để giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn như sau:

- Nghỉ ngơi khi cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.

- Uống thuốc giảm đau không kê đơn.

- Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm túi nước đá.

- Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.

- Ăn một chế độ ăn mềm gồm súp, sữa chua và các thực phẩm khác không khó nhai (tuyến nước bọt đang bị sưng).

- Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit vì nó có thể khiến tuyến nước bọt đau nhức hơn.

Sau khi được chẩn đoán bị quai bị, bệnh nhân có thể đi học và đi làm khoảng 1 tuần sau đó. Hầu hết những người bị quai bị không thể mắc lại bệnh lần thứ 2.

2-157830072878083688953.jpg

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng tránh quai bị.

Làm thế nào để ngăn ngừa quai bị?

Tiêm phòng có thể ngăn ngừa quai bị. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em đều được tiêm chủng ngừa sởi, quai bị, rubella cùng một lúc. Lần tiêm đầu tiên thường trong độ tuổi từ 12-15 tháng. Lần thứ 2 là trong độ tuổi đi học từ 4-6 tuổi. Với 2 liều vắc-xin này có thể ngăn ngừa quai bị hiệu quả lên tới 88%.

Tuy nhiên, những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, dị ứng với gelatin hoặc neomycin, đang mang thai không nên tiêm vắc-xin 3 trong 1 này.

Theo Ettoday & Healthline

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022