Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm khớp gối giữ nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc ổn định cấu trúc và hoạt động của khớp gối. Đây là dãy mô kết nối xương đùi với xương chày, giúp cố định xương chày không bị trượt ra trước hoặc xoay vào trong.

Khi bị chấn thương dây chằng chéo trước, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, tổn thương dây chằng sẽ nhanh chóng được phục hồi nhưng chế độ ăn cũng góp phần quan trọng trong việc người bệnh sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước

che-do-an-chan-thuong-day-chang-cheo-truoc-1727663812359251474045-1728465069136-17284650694501965556948.jpg

Chế độ ăn uống quan trọng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật dây chằng chéo trước.

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong khi hồi phục sau phẫu thuật dây chằng chéo trước, vì dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình phục hồi. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể giúp:

Thúc đẩy quá trình sửa chữa và chữa lành mô: Protein rất cần thiết để xây dựng và sửa chữa các mô bị tổn thương.

Giảm viêm: Các chất dinh dưỡng chống viêm, chẳng hạn như acid béo omega-3 , có thể giúp giảm sưng và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn.

Hỗ trợ chức năng miễn dịch: Các vitamin và khoáng chất như vitamin C và kẽm có vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch, rất quan trọng để phục hồi sau phẫu thuật.

Duy trì khối lượng cơ: Tiêu thụ đủ chất đạm có thể giúp ngăn ngừa mất cơ, điều này rất quan trọng để lấy lại sức mạnh và chức năng sau phẫu thuật.

Cải thiện sức khỏe tổng thể: Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, điều này có tác động tích cực đến cơ thể.

Ngoài ra, duy trì cân nặng khỏe mạnh sau phẫu thuật dây chằng chéo trước cũng rất quan trọng. Nó ngăn ngừa căng thẳng thêm cho đầu gối và cho phép phục hồi thích hợp. Vì vậy hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống cân bằng sau phẫu thuật để kiểm soát cân nặng.

2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bị chất thương dây chằng chéo trước

Protein (chất đạm): Protein rất cần thiết cho việc sửa chữa và chữa lành mô, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Canxi: Canxi rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe và có thể giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương sau phẫu thuật chấn thương dây chằng chéo trước.

Vitamin D : Vitamin D có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương sau phẫu thuật chấn thương dây chằng chéo trước.

Vitamin C: Vitamin C là một phần không thể thiếu trong hệ thống miễn dịch. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào của cơ thể. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, một loại protein quan trọng để sửa chữa và chữa lành mô.

Kẽm: Kẽm giúp tổng hợp collagen và bảo vệ xương và dây chằng khỏi chấn thương, tăng tốc độ làm lành.

Omega 3: Acid béo omega-3 có đặc tính chống viêm, giảm viêm giúp ngăn ngừa chấn thương xương và các cấu trúc xung quanh như gân, sụn và dây chằng.

Chất xơ: Thuốc giảm đau được dùng sau phẫu thuật tái tạo có thể dẫn đến táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ ngăn ngừa táo bón do đặc tính nhuận tràng.

3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh cho người bị chất thương dây chằng chéo trước

Thưc phẩm nên ăn

thuc-pham-giau-protein-17276639799591584966246-1728465070026-17284650703571807814196.png

Thực phẩm giàu protein tốt cho người chấn thương dây chằng chéo trước.

Các loại thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, bông cải xanh, hạnh nhân, đậu lăng…: Các loại thực phẩm giàu protein kích thích tái tạo tế bào và cân bằng chất lỏng, giúp cải thiện tình trạng căng giãn của dây chằng trước, tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và đảm bảo các cơ quan hoạt động ổn định.

Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, cá hồi, rau dền, rau xanh, sữa chua, quả sung…: Các thực phẩm này giàu canxi giúp sự phát triển của hệ xương khớp, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Người bị giãn dây chằng trước bổ sung các thực phẩm này sẽ giúp vận động dễ dàng hơn, giảm gánh nặng lên dây chằng, làm giảm đau nhức và phòng ngừa giãn dây chằng tái phát.

Các loại ngũ cốc như hạt mè, gạo tẻ, gạo nếp, lúa mì, yến mạch, các loại đậu, bắp: Các thực phẩm này có nhiều loại được bổ sung vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như còi xương, loãng xương,.. Nhờ vậy mà người bị chấn thương dây chằng chéo trước sớm hồi phục vận động và giảm sưng đau.

Các loại trái cây như cam quýt, bưởi, xoài, dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa…: Chứa nhiều vitamin C có khả năng tổng hợp collagen, tái tạo và khôi phục dây chằng chéo trước bị tổn thương, giảm đau nhức, sưng viêm hiệu quả, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm…), trứng cá muối, hàu, đậu nành, hạt chia, quả óc chó, hạt lanh: Là những thực phẩm giàu acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị đứt hoặc giãn dây chằng đầu gối.

Thực phẩm nên tránh

thuc-pham-nhieu-dau-mo-1727664089637918260204-1728465071125-17284650712381984357811.jpg

Người bị chấn thương dây chằng chéo trước nên tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Song song với việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, người bị giãn dây chằng trước cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Đồ ăn có nhiều dầu mỡ (gà rán, khoai tây chiên…) có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, giảm sự hấp thụ canxi và khiến cho xương khớp không chắc khỏe, tạo áp lực lên dây chằng và làm cho tình trạng căng giãn ngày càng nặng.

Thực phẩm chứa đường và muối

Các loại thực phẩm nhiều đường, muối có thể gây sưng viêm, giảm sự linh hoạt, dẻo dai của xương khớp và dây chằng. Thường xuyên tiêu thụ muối, đường sẽ làm dây chằng ngày càng bị căng giãn và đau nhức dữ dội hơn.

Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích

Các loại thực phẩm như cà phê, rượu bia, chè xanh, thuốc lá chứa chất kích thích như cồn, caffeine có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa, tăng đau nhức và làm dây chằng bị tổn thương lâu lành. Hơn nữa, điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Người bị đứt dây chằng chéo trước cần thăm khám, điều trị và tập luyện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng cho mỗi cá nhân nên có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022