Đây được coi là "bước đột phá thú vị" trong chăm sóc ung thư. Chương trình ứng dụng AI sẽ kéo dài tại các bệnh viện trong vòng ba năm, dự kiến mang lại lợi ích cho hàng chục nghìn bệnh nhân.

AI hỗ trợ bác sĩ đánh giá kết quả chụp CT hoặc cộng hưởng từ để phân biệt giữa tế bào ung thư và các cơ quan khỏe mạnh, cho phép xạ trị trúng mục tiêu và ngăn chặn những tổn thương không cần thiết.

Dự án này được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh AI Seoul ngày 22/5. Thủ tướng Rishi Sunak gọi đây là "ví dụ cho việc khai thác tiềm năng AI để giúp đỡ nhân loại".

Anh đổ 15,5 triệu bảng vào Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) để triển khai trí tuệ nhân tạo khắp cả nước, tham vọng trở thành quốc gia đứng đầu về đổi mới AI trong y tế. Thủ tướng Sunak hy vọng các bác sĩ sẽ xem xét đánh giá của AI trước khi đưa ra bất kỳ phương pháp điều trị nào, giúp giảm thiểu thời gian của nhân viên y tế.

85131235-13440755-image-a-20-1-1693-5027-1716348900.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0fYDF0dQNJbRzS5uH3E1qw

Trí tuệ nhân tạo xem xét kết quả quét CT hoặc MRI để phân biệt giữa tế bào ung thư và các cơ quan khỏe mạnh. Ảnh: Stock Image

Hiện nay, bác sĩ tại Anh vẫn đánh dấu các vùng cần xạ trị ở bệnh nhân ung thư một cách thủ công để đảm bảo không làm tổn thương các cơ quan khỏe mạnh. Giới chức cho biết việc sử dụng công nghệ sẽ là bước quan trọng giúp tiết kiệm thời gian cho công đoạn này, giảm danh sách chờ khám.

"Anh đang có lượng người nghi nhiễm ung thư cao kỷ lục. Các công cụ mang tính bước ngoặt như AI giúp NHS đạt tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết hàng chờ của bệnh nhân", tiến sĩ Imogen Locke, chuyên gia xạ trị của NHS England, cho biết.

Thục Linh (Theo Daily Mail)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022