GĐXH - Lẩu có thể coi là món ăn phù hợp với tất cả mọi người vì nguyên liệu đơn giản và vô cùng đa dạng từ rau tới thịt. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh những sai lầm dưới đây.
Từ xa xưa, tỏi đã được người dân ở nhiều nước đánh giá cao vì rất nhiều đặc tính chống viêm. Trong đó, phải kể đến người dân châu Âu thời Trung cổ đã dùng tỏi để chống lại bệnh dịch. Còn các thợ xây Kim tự tháp Ai Cập thời đó đã không ngừng ăn tỏi để tăng cường sức khỏe.
Chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày. Ảnh minh họa
Trong Đông y, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Theo y học hiện đại, cứ 100 gam tỏi sẽ cung cấp cho bạn gần 150 calo, 33 gam carbs, 6,36 gam protein. Tỏi cũng giàu vitamin B1, B2, B3, B6, folate, vitamin C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, natri và kẽm.
Do giàu dược tính, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích vào những ngày đông giá rét, nên thêm tỏi vào thực đơn gia đình, tỏi không chỉ giúp tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả:
Ảnh minh họa
Ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm
Vào mùa đông, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra cảm lạnh và ho. Tỏi có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn mạnh mẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ho và cảm lạnh trong mùa đông. Bên cạnh việc sử dụng tỏi như một loại gia vị có thể ăn sống tỏi để tăng cường miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh thông thường.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Nhiệt độ thấp trong mùa đông làm ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể.
Tỏi có tác dụng điều hòa miễn dịch vì chứa nhiều allicin, giúp duy trì cân bằng nội môi của hệ thống miễn dịch. Đồng thời, allicin còn giúp thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu trong cơ thể, ngăn chặn các cytokine gây viêm, tăng cường miễn dịch và ngăn chặn mầm bệnh.
Giữ ấm cơ thể
Nhiệt độ thấp trong mùa đông làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa và hô hấp. Tỏi có vị cay nồng do chứa nhiều tamasic và rajasic. Vị cay nồng của tỏi giúp giữ ấm cho cơ thể.
Bên cạnh đó, tỏi còn hoạt động như một chất lọc máu, giúp cải thiện việc sản xuất máu, gián tiếp làm tăng nhiệt độ của cơ thể.
Chống dị ứng mùa đông
Hàm lượng ethyl acetate trong tỏi đen lâu năm có tác dụng chống dị ứng. Tỏi có khả năng ngăn chặn sự giải phóng beta-hexosaminidase và TNF-α, giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng mùa đông như hen suyễn, hắc hơi, sổ mũi, dị ứng trên da.
Phòng chống bệnh tim
Tiêu thụ tỏi hàng ngày (trong thực phẩm hoặc ăn sống) giúp giảm mức cholesterol vì các đặc tính chống oxy hóa của lưu huỳnh. Nó cũng vô cùng có lợi để điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu. Bạn cần nhớ rằng hợp chất chứa lưu huỳnh Allicin có xu hướng mất các đặc tính y học khi tỏi được nấu chín vì vậy khi nấu bạn nên tránh làm chín tỏi quá kỹ.
Duy trì tiêu hóa tốt
Cơ thể ở nhiệt độ lạnh trong thời gian dài sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất bao gồm cả tiêu hóa để bảo tồn năng lượng và nhiệt. Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian giúp điều chỉnh tiêu hóa và cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể.
Ảnh minh họa
Bạn hãy dừng ăn tỏi sống khi cơ thể có những biểu hiện sau:
- Không ăn khi có dấu hiệu bị ợ chua, nóng rát trong miệng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Không ăn tỏi sống khi dùng thuốc chống đông máu, thuốc hạ đường huyết và insulin.
- Bệnh nhân hen suyễn không nên ăn tỏi sống vì nó có thể có tác dụng phụ.
- Chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày, nếu tiêu thụ nhiều hơn 2-3 tép tỏi sống trong một ngày thì phải tham khảo hỏi ý kiến bác sĩ.
GĐXH - Nhiều thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có thể là 'thủ phạm' gây hại khủng khiếp cho gan.