Rau cải xoong

Cải xoong hay còn gọi xà lách xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh. Bởi vì gần như có quanh năm, lại dễ trồng, nhanh lớn, ít tốn công chăm bón, nên được xếp vào một trong những loại rau xanh cực kỳ phổ biến từ rất lâu trước đây.

Tuy rất giàu chất dinh dưỡng, ăn giòn, vị ngọt, vô cùng hấp dẫn nhưng loại rau này cũng dễ gây bệnh cho con người nếu chế biến không cẩn thận.

Ngoài việc mang theo bùn đất, vi khuẩn rất khó rửa sạch hoàn toàn, cải xoong còn chứa các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim...

2-loai-rau-nguoi-viet-thich-me-co-the-la-o-ky-sinh-trung-nhat-la-cai-so-1-9-17430649149691463276182-1743346534669-1743346535107832359773.jpg

Rau cải xoong giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Rau cải xoong đều là những loại rau thủy sinh, sinh trưởng chủ yếu trong môi trường nước. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá ruột lớn... phát triển và bám vào lá rau.

  • tao-hap-1743318122080255128711-0-0-500-800-crop-1743318125263852405263.jpg

    Hóa ra đây là cách ăn táo cực tốt, vừa điều hòa lá lách và dạ dày lại bổ máu, đẹp da chỉ sau 2 tuần, chị em nên thử

Rau cải xoong mọc bò dưới nước, nếu sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm sẽ chứa rất nhiều giun sán gây ảnh hưởng sức khoẻ. Khi chế biến, cần phải rửa rau thật kỹ và ngâm nước muối khoảng 30 phút.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe , được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng.

Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.

Súp lơ trắng

Súp lơ là một loại rau họ cải cùng dòng với bông cải xanh, bắp cải, cải Brussels, cải ngọt Bok. Mặc dù súp lơ thường có màu trắng, nhưng còn có các loại màu cam, xanh lá cây và tím. Cho dù bạn chọn súp lơ màu nào, hương vị của chúng đều nhẹ nhàng giống nhau.

Đặc biệt, chỉ 100 gram súp lơ cắt nhỏ ăn sống hoặc nấu chín đã cung cấp đủ 100% nhu cầu hàng ngày của bạn về vitamin C và 25% vitamin K. Nhưng đó không phải là tất cả. Súp lơ cũng chứa vitamin B6, folate, canxi, magiê, kali, sắt, phốt pho và protein. Loại rau lành mạnh này cũng chứa nhiều chất xơ và giàu chất chống oxy hóa. Bạn nên bổ sung loại rau có giá trị dinh dưỡng cao này vào chế độ ăn uống của mình.

2-loai-rau-nguoi-viet-thich-me-co-the-la-o-ky-sinh-trung-nhat-la-cai-so-1-8-17430649149391135406349-1743346536231-1743346536384645102469.png

Trước khi chế biển, nên cắt nhỏ súp lơ trắng để rửa sạch ký sinh trùng có trong loại rau củ này. Ảnh minh họa.

Súp lơ trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sinh lực cho các cơ quan đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân, theo Lao Động .

Tuy nhiên, do cấu tạo của súp lơ, đặc biệt là súp lơ trắng khó làm sạch nên dễ trở thành nơi ẩn náu của một số loại ký sinh trùng.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, khi sơ chế súp lơ, bạn nên cắt nhỏ ra để dễ dàng vệ sinh và trần nước sôi trước khi chế biến món ăn để loại bỏ những mầm bệnh có thể đi vào cơ thể.

Cách đề phòng nhiễm giun sán, không phải ai cũng biết

– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • gai-4-cho-ava-17433113785631349043258.jpg

    Gãi 4 chỗ này trên người có thể chống lại vi khuẩn và giảm căng thẳng, gãi vị trí đầu tiên còn ngăn ngừa rụng tóc

– Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch.

– Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.

– Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.

– Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun sán hoặc ký sinh trùng, mọi người nên lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, sơ chế và chế biến một cách sạch sẽ.

- Cần lựa chọn rau củ sạch, không bị hỏng hoặc thối, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh rau củ trồng ở những khu vực có chất lượng đất, nước kém và bị ô nhiễm.

- Trước khi ăn hay ép lấy nước cần rửa nguyên liệu trực tiếp dưới vòi nước chảy, điều này khá hữu ích trong việc loại bỏ giun sán, ký sinh trùng cũng như hóa chất tồn dư (nếu có). Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.

- Khi chế biến nước ép cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng để tránh nhiễm khuẩn vào thực phẩm.

Có thể bạn không biết, có một số loại rau chứa các loại ký sinh trùng khó làm sạch bằng nước như sán lá gan, do đó mọi người không nên dùng các loại rau này để làm nước ép, chẳng hạn như rau muống, rau ngổ, rau rút (rau nhút)… Nên thay thế bằng các loại rau có tính an toàn cao như cải kale, cần tây, rau bina, cỏ lúa mì, dưa chuột, rau mùi tây và bạc hà.

Cách rửa rau sạch

- Nhặt sạch rau;

- Ngâm nước trong khoảng 10 phút;

- Rửa trực tiếp rau dưới vòi nước chảy;

- Ngâm và rửa rau bằng nước muối trong khoảng 5 phút.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022