Tác dụng của lá tía tô trong làm đẹp

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài cho biết, theo các nghiên cứu thành phần chính của lá tía tô là: axit α-linolenic, axit palmitic, axit linoleic, axit oleic, axit stearic, vitamin E, mười tám loại axit amin và các nguyên tố vi lượng khác nhau.

Trong số đó, axit béo thiết yếu đặc biệt phong phú. Dầu tía tô chứa 56 ~ 65% axit α-linolenic. Axit α-linolenic là một axit béo thiết yếu cho cơ thể con người. Nó có thể được chuyển đổi thành DHA và EPA (phytobrain gold), các yếu tố hoạt động sống cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người.

Ngoài ra, công dụng của lá tía tô là chống lão hóa giữ ẩm cho làn da, hỗ trợ phục hồi cho tổn thương làn da, nó còn có tác dụng làm sạch mụn, làm cho làn da sáng đẹp hơn.

ipiccyimage-2-11203719-1733591728465-17335917296351395079973.jpg

Lá tía tô tốt cho làn da nhưng không nên lạm dụng

Rửa mặt bằng lá tía tô hàng ngày có tốt không?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, lá tía tô rất tốt cho da mặt nhưng không nên lạm dụng dùng hàng ngày. Mỗi tuần trị mụn với lá tía tô khoảng 2 - 3 lần, không nên dùng hàng ngày vì có khả năng khiến da bị kích ứng.

Ngoài ra khi sử dụng lá tía tô trong việc làm đẹp bạn cần lưu ý những điều sau:

- Trước khi dùng lá cần loại bỏ những phần lá héo úa, bởi vì những phần lá này nghèo nàn dưỡng chất và có thể sinh ra những chất gây ảnh hưởng tới làn da.

- Để tránh nguy cơ bị kích ứng thì bạn nên thử bôi lá tía tô lên một vùng da nhỏ trước rồi mới áp dụng cho da mặt.

- Dùng lá tía tô tươi, không nên sử dụng lá đã để quá lâu.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Rửa mặt bằng lá tía tô hàng ngày có tốt không?". Hãy sử dụng lá tía tô đúng cách để nhận được những tác dụng tốt nhất nhé.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022