Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, cho biết thời gian qua, nhà chức trách tăng kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm ở các nhóm có nguy cơ cao như bếp ăn tập thể, đơn vị cung cấp suất ăn sẵn tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Qua kiểm tra, Ban này đã phát hiện trên 2.600 cơ sở vi phạm; xử phạt 633 đơn vị với tổng số tiền 9,6 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy 12,8 tấn sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

-4426-1666083997.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HOT5vB9yvAGcGtFxjlpG1w

Rau tại các chợ truyền thống ở TP HCM vẫn khó trong truy suất nguồn gốc. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo bà Lan, mặc dù đã tăng cường kiểm tra đột xuất, việc kiểm soát an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, Việt Nam còn thiếu các quy chuẩn quốc gia về các mặt hàng thực phẩm, hàng chế biến từ nông sản. Vì thế, cơ quan chức năng thiếu cơ sở pháp lý để xử phạt các trường hợp sản xuất thực phẩm giả, không đảm bảo về chất lượng.

Đồng quan điểm, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP HCM, cho hay vấn đề quản lý an toàn thực phẩm ở thành phố khá khó khăn khi nguồn hàng từ nhiều nơi đổ về nhưng khâu kiểm soát còn hạn chế. Hiện, sản xuất nông nghiệp ở TP HCM mới chỉ đáp ứng đuợc khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân.

"Để kiểm soát tốt chất lượng thực phẩm, chúng tôi cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành ở TP HCM với các tỉnh thành khác trong việc cung ứng. Bởi nếu chỉ riêng thành phố sẽ không làm nổi", ông Hoan nói. Theo ông, để có sản phẩm an toàn phải bắt đầu từ nơi sản xuất. Đây là trách nhiệm của cả xã hội trong thời gian tới chứ không của riêng bộ phận nào.

Thi Hà

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022