22h, sau khi làm xong việc nhà, con gái ngủ yên giấc, Thanh Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mở điện thoại truy cập vào ứng dụng Lazada để tìm mua hàng trực tuyến. Thói quen này của chị bắt đầu từ khi mang thai, khi quỹ thời gian mua sắm bên ngoài dần thu hẹp lại và được chị duy trì hơn một năm qua do Covid-19. "Đối với tôi mua sắm online đã dần trở thành thú vui, khi danh mục sản phẩm ngày càng đa dạng, nhiều hình thức thể hiện", Hà nói.

Hoài An (Thanh Xuân, Hà Nội), một nhân viên văn phòng cũng thường xuyên "xả stress" bằng cách lang thang trên các sàn thương mại điện tử. Lần đầu tiên mua hàng quốc tế trên nền tảng, An bất ngờ nhiều thời điểm phí ship quốc tế chưa tới 10.000 đồng. "Ngoài ra tôi cũng bị 'cuốn' vào ứng dụng bởi hàng loạt chương trình săn mã giảm giá, các trò chơi tương tác đổi thưởng cũng như xem livestream từ những người nổi tiếng...", An nói. Dịp 8/3 vừa qua, Hoài An cũng vừa tậu cho gia đình những món đồ điện tử cần thiết như bàn là hơi nước, máy hút bụi... với mức giá hấp dẫn.

image001-7843-1615257733.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Qmln7fEVLuB4Ch-AMHb7Bg

Người dùng thương mại điện tử chuộng mua sắm kết hợp giải trí. Ảnh: ShutterStock.

Những hình thức mua sắm như Thanh Hà, Hoài An tiếp cận là mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment), vốn phổ biến trên các sàn thương mại điện tử châu Á. Từ 10 năm trước, Tập đoàn Alibaba - công ty mẹ của Lazada đã khởi xướng hình thức mua sắm này, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của giới trẻ Trung Quốc, Đông Nam Á và dần lan rộng trên thế giới. Một nghiên cứu của Forrester và AliExpress thực hiện trong Covid-19 cho thấy 70% trong 14.460 người tiêu dùng ở Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan bày tỏ sự quan tâm đến hình thức mua sắm trực tuyến mới này.

Theo đại diện Lazada Việt Nam, khách mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử có nhiều khác biệt với thị trường truyền thống. "Họ đang tìm kiếm trải nghiệm nhiều hơn chỉ đơn thuần mua hàng. Bởi vậy, hãng đầu tư nhiều vào mảng tạo ra nền tảng nội dung giải trí cho khách hàng ngay trên ứng dụng".

Hướng đi này mang lại nhiều hiệu quả, Laz Live - mô hình livestream do Lazada phát triển là một ví dụ. Tháng 4 năm 2020, kênh thu hút hơn 27 triệu người xem thường xuyên, đạt tỷ lệ chốt giao dịch cao. "Chúng tôi xây dựng một hệ sinh thái toàn diện và sôi động ở Đông Nam Á bằng cách đưa người bán, thương hiệu, người tiêu dùng, người có tầm ảnh hưởng (KOLs), thậm chí những cá nhân bình thường đến gần nhau hơn", Raymond Yang, Giám đốc sản phẩm Lazada cho biết.

image003-5249-1615257733.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=J87zzagd7Q16yWQ0aKQcrQ

Ông James Dong - Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, tham gia Siêu hội Chém giá trên LazLive. Ảnh: Lazada.

Theo đại diện Lazada, nhu cầu đối với các công cụ phát trực tiếp tăng vọt trong đại dịch, khi các cửa hàng đóng cửa và mọi người ở nhà để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Tháng 4/2020, tổng giá trị hàng hóa bán được qua kênh LazLive tăng trưởng 45% so với cùng kì tháng trước và tăng 40% số lượng người dùng truy cập lại nền tảng vào hôm sau.

Nhiều thương nhân cũng hưởng lợi từ kênh này, đơn cử Bùi Ngọc Hà, chủ thương hiệu giày thủ công Minh Nhân ở tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Chị bắt đầu bán các sản phẩm giày chế tác thủ công trên LazLive vào tháng 12 năm 2019. Trong quý I/2020, công việc kinh doanh của xưởng đã tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp những gián đoạn do dịch bệnh, Hà và 20 thợ thủ công có 200 đến 300 đơn đặt hàng mỗi ngày, tăng so với mức trung bình 15 đơn đặt hàng mà họ nhận được trước khi dịch bệnh bùng phát. Nhờ LazLive, xưởng giày đảm bảo công việc cho những thợ đóng giày địa phương ngay trong đại dịch.

Một số chuyên gia nhận định, trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử, shoppertainment sẽ trở thành "át chủ bài" để các nền tảng nâng cao trải nghiệm mua sắm, xây dựng sự tin tưởng từ người dùng.

Trong talkshow Nguy - Cơ 27, bà Nguyễn Thúy Hằng, CMO Lazada Việt Nam sẽ chia sẻ kỹ hơn về câu chuyện chung của thị trường thương mại điện tử, xu hướng nổi bật của ngành thương mại điện tử cũng như bí quyết marketing cho nền tảng bán hàng online. Chương trình do VnExpress phối hợp với S-world Multimedia thực hiện, dự kiến phát sóng sáng 11/3 trên VnExpress.

Hoài Phong

Talkshow Nguy - Cơ là không gian để các doanh nghiệp, doanh nhân chia sẻ câu chuyện của mình, phân tích trực diện các vấn đề kinh doanh về cuộc chiến khốc liệt trên thương trường cùng host là doanh nhân, diễn giả Nguyễn Phi Vân. Chương trình do VnExpress và đối tác S-world Multimedia phối hợp thực hiện.

52 số của chương trình là câu chuyện của các vị lãnh đạo, đầu tàu doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, bất động sản, tài chính đến dịch vụ giải trí, tiêu dùng, vận tải... Mời độc giả xem lại các số Nguy - Cơ từ 1 đến 26.

Những doanh nghiệp muốn chia sẻ câu chuyện của mình có thể liên hệ Ban sản xuất chương trình tại đây.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022