Dự án Nhà Giãn Nở là một công trình công cộng tập trung vào vấn đề nhà ở, cho phép tòa nhà được cấu hình linh hoạt xung quanh các biến động từ sự tiêu thụ và sử dụng tài nguyên, cũng như hoạt động sinh hoạt của cư dân tại Indonesia.

1-1-1.jpg

Thông tin công trình:

  • Thể loại: Nhà ở, Đô thị, Bền vững
  • Vị trí: Batam, Indonesia
  • Kiến trúc sư: Urban Rural Systems
  • Diện tích: 36 m²
  • Năm hoàn thành: 2018
  • Ảnh: Dio Guna Putra
2-1-1.jpg

Nhà Giãn Nở (“rumah tambah” trong tiếng Bahasa Indonesia, gọi tắt là rubah) được thiết kế để trở thành một phần của sự bền vững, đáp lại những thách thức từ các thành phố đang phát triển nhanh chóng như Batam, Quần đảo Riau của Indonesia.

Từng là một tập hợp của những làng chài yên bình với vài nghìn cư dân, Batam đã phát triển trở thành một thành phố quốc tế với hơn một triệu dân trong vòng chưa đầy 40 năm. Sự tăng trưởng đáng kể này được thúc đẩy bởi một hiệp định thương mại tự do mới và sự kết nối giữa Batam với Singapore vẫn chưa hề thuyên giảm. Những người di cư trẻ tuổi từ khắp Indonesia đến đó để tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Đến năm 2015 Batam được mệnh danh là thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới. Kết quả, nơi đây phải đối mặt với những vấn đề lớn về quy hoạch như: Làm thế nào để thích ứng với dòng người di cư? Làm thế nào để cung cấp đủ nhà ở, và hệ thống xử lý nước và nước thải thích hợp? Làm thế nào để tài trợ cho cơ sở hạ tầng giao thông đầy đủ, và xây dựng các trường học, trường đại học và bệnh viện?

3-1-2.jpg

Dự án Nhà Giãn Nở do đó đã được ra đời và tập trung hoàn toàn vào vấn đề nhà ở. Trên thực tế, phải hiểu được sự ảnh hưởng từ các biến động tự nhiên và chi tiêu – thu nhập của hộ gia đình, cũng như việc tiêu thụ nước, năng lượng, thực phẩm và sự xả thải của cộng đồng dân cư thì mô hình nhà ở này mới ứng dụng thành công được. Giải pháp mấu chốt ở đây là dự án kiến trúc này vừa là đơn vị tạo nơi ở và tạo thu nhập, vừa là công cụ tự quản lý chất thải, nước và năng lượng tại địa phương.

Nhà giãn nở được thiết kế theo năm nguyên tắc sau:

1. Khu vực Sandwich

Công trình cung cấp một mái nhà có thể được nâng lên, trong khi sàn và móng (được gọi là phần bánh mì) có thể hỗ trợ tối đa ba tầng bổ sung (hình quả trám). Hệ thống này cho phép việc xây dựng linh hoạt, theo đó: nhà thầu cung cấp mái nhà và móng, trong khi cư dân cung cấp vật liệu theo hoàn cảnh và ngân sách cho phép.

5-1-1.jpg

2. Mật độ trong nhà

Ngôi nhà khuyến khích mật độ theo chiều dọc. Điều này hỗ trợ những lợi ích của việc vừa làm nơi ở và nơi làm. Nó cũng giúp giảm tỷ lệ định cư trên đất canh tác và nhu cầu về cơ sở hạ tầng đắt tiền (đường sá, mạng lưới điện nước).

6-1-1.jpg

3. Hệ thống phân cấp

Các công nghệ thu nước mưa và điện mặt trời, hệ thống thoát nước thải và bể tự hoại cũng như các nguyên tắc làm mát thụ động được tích hợp với Nhà Giãn Nở mở rộng, tránh các phương pháp tiếp cận tập trung gây tốn kém và thường không đáng tin cậy trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng.

7-1-1.jpg

4. Cảnh quan Sản xuất

Ngôi nhà có thể mở rộng tích hợp sản xuất thực phẩm và vật liệu xây dựng tại địa phương. Bằng cách tích hợp trồng tre và vườn bếp vào logic quy hoạch của ngôi nhà, và giúp đa dạng hóa hơn nữa nguồn tài nguyên của Nhà Giãn Nở.

8-1.jpg

5. Gói hạt giống

Nhà Giãn Nở được thiết kế như một gói hạt giống, chứa các công nghệ, chiến lược vật liệu và hướng dẫn quy hoạch có thể phát triển, mở rộng theo những cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện xã hội, văn hóa và môi trường của địa phương. Các kiến trúc sư dự định rằng các thị trấn vùng nhiệt đới đa dạng sẽ phát triển từ gói hạt giống chung này.

Biên dịch

XEM THÊM:

  • Mâu thuẫn quy hoạch đô thị ở thành phố lớn
  • Dự án Thành phố Rừng thông minh tại Mexico
  • Nghiên cứu áp dụng mô hình thành phố thông minh, thành phố sân bay

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022