Mới đây, một thanh niên đăng tải hình ảnh cây kiếm cũ kỹ, tuy không rỉ sét nhưng dính đầy đất cát và đã phai màu theo thời gian lên mạng xã hội khiến nhiều người chú ý. Thanh kiếm có những hoa văn của thời kỳ phong kiến, trông giống những thanh kiếm của các đại hiệp thời xưa hay dùng. Vẻ cổ kính của thanh kiếm càng khiến nhiều người tò mò về xuất xứ của nó hơn.
Bài viết gây xôn xao mạng xã hội.Đăng kèm với những hình ảnh là dòng chia sẻ đầy háo hức của thanh niên muốn biết lịch sử của thanh kiếm :"Nhà em đào móng nhà đào được thanh kiếm này biết ngay đồ cổ. Cao nhân nào xem kiếm gì và định giá hộ em với."
Cận cảnh thanh kiếm đào được dưới móng nhà.Thanh kiếm có cán và vỏ bằng gỗ, bọc kim loại ở đầu bao, chuôi kiếm và có hoa văn trên vỏ kiếm.Theo tình trạng của thanh kiếm, người đào được cho rằng đây là một món đồ khá cổ.Những hoa văn đặc trưng của thanh kiếm thời phong kiến.Sau khi bài viết được đăng tải lên mạng xã hội đã thu về hơn 22.000 like, hơn 6.000 bình luận. Thế nhưng, đáp lại sự chân thành khẩn thiết từ chủ nhân thanh kiếm, các cư dân mạng lại được dịp "troll sấp mặt". Trong số rất nhiều bình luận phía dưới bài viết, chẳng có mấy cái nói về nguồn gốc cây kiếm một cách nghiêm túc, mà hầu hết là những lai lịch không tưởng cực kỳ hài hước. Thậm chí có cư dân mạng còn nói rằng sẵn sàng trả 17 tỷ để mua lại thanh kiếm, nhưng tất nhiên cũng là đùa nốt.
Nhiều cư dân mạng "mạnh tay" trả giá 17 tỷ. Nhiều cư dân mạng khác cho rằng đây là thanh kiếm trấn yểm.Và hàng chục xuất xứ khác của thanh kiếm cổ vô danh được dựng lên bởi trí tưởng tượng siêu phàm của cộng đồng mạng.Thế nhưng, thanh kiếm này thực chất không phải ỷ thiên kiếm, đồ long đao, kiếm của Triển Chiêu hay kiếm trấn yểm gì cả. Nhiều người am hiểu lịch sử và tinh mắt đã nhận ra, từ hoa văn, kiểu dáng của thanh kiếm có nét tương đồng rất lớn với loại song kiếm bằng thép không buộc Tuệ kiếm (sợi dây buộc ở chuôi kiếm) của triều Nguyễn(1802–1945).
Đây là loại kiếm có 2 thanh tra chung một vỏ, lưỡi kiếm sắc cả hai bên chứ không sắc một cạnh như nhiều loại kiếm khác. Trên sao và chuôi kiếm có khắc hoa văn và khảm chữ Thọ, là lối trang trí đặc thù của Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19. Tuy chàng trai đào được cây kiếm không chụp hình ảnh lưỡi kiếm, thế nhưng đây rất có thể là một thanh song kiếm bằng thép thời Nguyễn.
Một thanh song kiếm thời Nguyễn còn khá nguyên vẹn.Bên cạnh những câu trả lời về xuất xứ của thanh kiếm, có nhiều người cũng khuyên người đào được cây kiếm nên đào sâu thêm, hoặc rộng ra một chút vì rất có thể đây là di vật tuẫn táng của một vị võ quan, binh lính nào đó thời phong kiến. Nhiều cư dân mạng cũng khuyên anh chàng nên mang đi nhờ các nhà sử học giám định thay vì đưa lên mạng vì hầu hết cư dân mạng không hiểu biết về sử học, họ chỉ bình luận...cho vui mà thôi.