Hai học sinh giành huy chương vàng là Phạm Việt Hưng (chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nguyễn An Thịnh (chuyên Trần Phú, Hải Phòng).

Năm ngoái, Phạm Việt Hưng đã thi IMO và giành huy chương vàng. Trong khi đó, Nguyễn An Thịnh là em trai của Nguyễn Thuận Hưng - chủ nhân huy chương vàng IMO năm 2019.

photo-1-1689091089038772791700.jpeg

Sáu học sinh thi Olympic Toán quốc tế năm 2023 và GS.TS Lê Anh Vinh (trưởng đoàn, bên trái) và TS Lê Bá Khánh Trình (phó đoàn, bên phải) trước ngày sang Nhật Bản thi đấu, tháng 7/2023.

Hai huy chương bạc thuộc về Nguyễn Đình Kiên (chuyên Trần Phú, Hải Phòng) và Hoàng Tuấn Dũng (chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội). Khúc Đình Toàn (chuyên Bắc Ninh) và Trần Nguyễn Thanh Danh (trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM) giành huy chương đồng.

Tổng điểm của các học sinh Việt Nam là 180. Kết quả này giúp Việt Nam đứng thứ 6 trên tổng hơn 110 quốc gia, vùng lãnh thổ. Những quốc gia giành thứ hạng cao hơn Việt Nam là Trung Quốc (240 điểm - hạng nhất), Mỹ (222), Hàn Quốc (215), Romania (208) và Nhật Bản (181).

Năm nay, kỳ thi Olympic Toán học quốc tế diễn ra tại Nhật Bản từ ngày 2 đến 13/7 với khoảng 600 học sinh góp mặt - nhiều nhất từ trước đến nay. Trong hai ngày thi chính thức (8-9/7), đề thi gồm ba bài, diễn ra trong 4,5 tiếng. Điểm tối đa của một bài là 7. Thí sinh có thể nhận đề bài bằng một trong ba ngôn ngữ, nhưng phải đăng ký trước và được ban tổ chức phê duyệt.

Dựa vào tổng điểm hai bài thi, ban tổ chức sẽ xếp giải từ cao xuống thấp.Tổng số huy chương vàng, bạc, đồng không vượt quá 50% tổng số thí sinh tham dự. Giải đặc biệt có thể được trao cho thí sinh xuất sắc, có cách giải ấn tượng và không cố định hàng năm.

Năm ngoái, sáu học sinh Việt Nam dự thi IMO đều đạt huy chương, mỗi giải có hai em. Thành tích này giúp Việt Nam xếp thứ 4 trong 104 quốc gia tham dự IMO 2022.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022