Trong lịch sử Trung Quốc, văn hóa thơ ca chiếm một vai trò quan trọng. Không ít những thi sĩ nổi tiếng vẫn còn được mọi người ghi nhớ và hết lời khen ngợi cho đến tận bây giờ chẳng hạn như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn, Bạch Cư Dị, Tô Thức…

Ngoài những tác phẩm thuộc về thi sĩ nổi tiếng, còn 1 bài thơ cổ chỉ có đúng 2 dòng nhưng vẫn được nhiều người Trung Quốc lưu giữ đến tận ngày hôm nay.

"Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt

Hướng dương hoa mộc dịch vi xuân"

(Tạm hiểu: Những nhà gần mặt nước sẽ thấy trăng trước / Những bông hoa, cây cối hướng về phía mặt trời thì dễ nở rộ như gặp trời xuân.

Câu thơ này mang ý gần quan được ban lộc, gần gũi người có thế lực nên được lợi trước.)

Tác giả của bài thơ này là một học giả tên Tô Lâm. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là ông chỉ viết đúng 2 dòng thơ này trong đời. Vậy bài thơ này có điểm gì đặc biệt mà trở nên nổi tiếng và được sử dụng đến tận ngày hôm nay?

Thời đó, có 1 vị quan phụ mẫu hết lòng tiến cử hiền tài

Nhắc đến bài thơ của Tô Lâm, nó cũng liên quan đến Phạm Trọng Yêm, một nhà văn và chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống, có nhiều cống hiến cho quốc gia và luôn quan tâm đến nỗi đau khổ, vất vả của nhân dân. Câu nói "Lo trước nỗi lo của thiên hạ" của ông đã trở thành danh ngôn nổi tiếng qua mọi thời đại.

Phạm Trọng Yêm không chỉ có thành tích văn chương sâu sắc mà còn có nhiều thành tựu chính trị. Điều nổi bật nhất ở ông là ông không dựa vào tài năng và sự kiêu ngạo, mà sẵn sàng đề bạt những người tài xung quanh mình bất chấp lợi ích cá nhân. Nhiều người được ông tiến cử đều phát triển nhanh chóng, trở thành hiền tài lương đống của nhà Tống thời kỳ bấy giờ.

Tuy nhiên, vì tính cách ngay thẳng, dám nói dám làm, ông thường dễ mích lòng người khác, dẫn tới tương đối lận đận trên con đường thăng quan tiến chức.

photo-1726281271748-17262812720021190367606-1726318367072-17263183684301211729850.png

 

Nhưng dù ở đâu, Phạm Trọng Yêm cũng không bao giờ quên sứ mệnh phụng sự đất nước, nhân dân, đề cao và tiến cử những người có tài năng thực sự. Ở tuổi sáu mươi, ông được chuyển đến Hàng Châu làm chức quan tương đương với tỉnh trưởng. Dù đã già nhưng ông vẫn giữ thái độ khiêm tốn, dốc lòng quan tâm đến những người trẻ tài năng và giúp đỡ họ chẳng ngại phiền hà.

Chính điều này đã thu hút được Tô Lâm.

Mượn thơ để cầu sự chú ý

Tô Lâm là người không được coi trọng vào thời điểm đó. Ông đảm nhận công việc phải đi kiểm tra, thanh tra ở khắp các địa phương, hiếm có khi nào ở lại phủ quan nên dù làm việc dưới quyền Phạm Trọng Yêm, Tô Lâm lại ít có cơ hội gặp mặt chứ đừng nói đến việc thể hiện năng lực văn chương của mình.

Nhìn thấy đồng nghiệp xung quanh đều dần được thăng chức và trọng dụng, Tô Lâm cảm thấy không thể tiếp tục ngồi yên được nữa. Ông buộc phải nghĩ xem mình nên làm gì để khiến Phạm Trọng Yêm chú ý một cách khéo léo, vừa bày tỏ khó khăn của mình, vừa không khiến đối phương cảm thấy ông chỉ mưu tài hám lợi.

Suy nghĩ một lúc lâu, Tô Lâm nghĩ ra một biện pháp, hắn viết một bài thơ:

"Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt

Hướng dương hoa mộc dịch vi xuân"

(Tạm hiểu: Những nhà gần mặt nước sẽ thấy trăng trước / Những bông hoa, cây cối hướng về phía mặt trời thì dễ nở rộ như gặp trời xuân. Câu thơ này mang ý gần quan được ban lộc, gần gũi người có thế lực nên được lợi trước.)

Tô Lâm tìm cơ hội đến thăm Phạm Trọng Yêm và đọc bài thơ của chính mình, mong được Phạm Trọng Yêm bình luận.

Ý nghĩa đằng sau bài thơ

Khi Phạm Trọng Yêm vừa nghe bài thơ này, ông lập tức hiểu được ý định của Tô Lâm.

Theo nghĩa đen, chúng ta có thể biết "Nhà gần mặt nước sẽ thấy trăng trước", bởi người xưa rất thích ngắm mặt trăng thông qua hình ảnh phản chiếu trong nước, tương đương càng sống gần nước thì càng gần ánh trăng.

"Hoa cỏ hướng về phía mặt trời thì dễ nở rộ như gặp trời xuân" ám chỉ những loài hoa, cây cối mọc ở nơi có nhiều nắng và đủ chất dinh dưỡng nên sẽ lớn nhanh, nảy mầm và nở hoa sớm hơn những nơi khác, đem lại cảm giác như mùa xuân đến sớm hơn.

photo-1726281272750-17262812729071414025369-1726318369228-17263183693521921468533.png

 

Hai câu thơ này tuy viết về phong cảnh nhưng đều chứa đựng một ý nghĩa giống nhau, tức là những người xung quanh Phạm Trọng Yêm dễ được ông nhìn thấu, hiểu rõ và trọng dụng. Còn Tô Lâm ở quá xa Phạm Trọng Yên, nên chưa thu hút được sự chú ý, từ đó cũng không có cơ hội thăng tiến.

Đọc xong, Phạm Trọng Yêm không hề tức giận vì hàm ý mà Tô Lâm bày tỏ, ngược lại cảm thấy khá thú vị. Ông tươi cười khen ngợi tài năng văn chương của Tô Lâm rồi bảo y về trước.

Sau khi Tô Lâm rời đi, Phạm Trọng Yêm cũng không trực tiếp đề bạt y mà vẫn giao việc như thường, nhưng đặc biệt để tâm âm thầm quan sát. Sau một thời gian tìm hiểu, ông nhận thấy Tô Lâm là người nghiêm túc và có trách nhiệm, trong công việc có nhiều sáng kiến riêng và đưa ra nhiều đề xuất thiết thực.

Vì vậy Phạm Trọng Yêm đã viết thư tiến cử gửi lên cấp trên. Cuối cùng, Tô Lâm đã đạt được tâm nguyện và được thăng chức, có tương lai tươi sáng.

Sau khi đạt được mong cầu, Tô Lâm dồn hết tâm huyết cho công việc và không dành thời gian sáng tác những câu thơ mới. Bài thơ của ông tuy chỉ có 2 câu nhưng mang nét độc đáo đặc biệt, được lưu truyền tới nhiều thế hệ sau này.

*Nguồn: Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022