1. Phương pháp ngủ mà ít người thực hiện
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây nhất, Chủ tịch của Sohu, Trương Triều Dương nói rằng ông chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày.
Mô hình ngủ trong 4 giờ này như sau: Ngủ 2 tiếng, sau đó thức dậy 1 tiếng, kế đến tiếp tục ngủ 2 tiếng.
Ông ấy cho biết bản thân đã kiên trì thực hiện phương pháp này 2 năm, và cảm thấy bản thân không bị mất ngủ, mà ngược lại còn ngủ được rất ngon giấc, làm việc cũng hiệu quả hơn.
Bạn nghĩ chế độ ngủ này không lành mạnh?
Thực ra nguyên lý hoạt động của nó thuộc về phương pháp ngủ của DaVinci, hay còn gọi là phương pháp ngủ đa pha (Segmented Sleep).
Họa sĩ Leonardo rất chú trọng đến thời gian và hiệu suất, nên 1 ngày của ông thường được sắp xếp thế này: Làm việc 4 tiếng, nghỉ ngơi 15 phút.
Vì thời gian làm việc và thể chất của mỗi người không giống nhau, nên khi Trương Triều Dương sử dụng phương pháp này đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với bản thân.
Tuy trước giờ có rất nhiều tranh cãi về phương pháp này. Một số người thì cho rằng nó không khả thi, một số người thì thấy hiệu quả và đang thực hành nó.
Nhưng trong phân tích cuối cùng, nó thực sự hữu dụng, chỉ là với một số ít người mà thôi. Vì cách làm của nó quá khó nên nhiều người không thích nghi được.
2. Thà ngủ một giấc ngon, còn hơn làm việc trong trạng thái mệt mỏi!
Nhiều người thường đặt câu hỏi rằng:
"Làm thế nào để tôi có thể ngủ ít hơn, như vậy tôi sẽ có dư nhiều thời gian hơn để làm việc mình muốn làm rồi?".
Sức khỏe mỗi người là khác nhau, nếu cơ thể bạn cần ngủ 8 tiếng để bù đắp năng lượng và thư giãn não bộ, thì thời gian ngủ tối thiểu của bạn là 8 tiếng. Nhưng có người chỉ cần ngủ 5 tiếng mỗi ngày đã đủ, vậy thời gian ngủ ngắn nhất của họ là 5 tiếng.
Đừng tiết kiệm thời gian ngủ của mình quá nhiều để bù đắp cho công việc. Dù biết rằng thời gian là hữu hạn, mỗi ngày chỉ có 24 tiếng, nên ai cũng cố gắng chắt chiu thời gian để làm được nhiều việc hơn.
Nhưng thời gian ngủ cũng là điều mà mọi người nên ưu tiên hàng đầu.
Nếu bạn hi sinh thời gian ngủ cần thiết, làm mất năng lượng, khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy hiệu suất làm việc trong ngày sẽ rất thấp.
Bạn nên nhớ kĩ, những gì chúng ta cần theo đuổi là hiệu quả đi sau thời gian, không phải là thời gian!
3. Cứ ngủ một giấc ngon, việc để người khác làm
Giấc ngủ là hoạt động sinh lý tuần hoàn điển hình, nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn trở nên dễ cáu gắt và mệt mỏi.
Giai đoạn ngủ sâu vào nửa đêm rất quan trọng, thời gian ngủ sâu càng dài thì chất lượng giấc ngủ càng tốt, khiến phục hồi các chức năng cơ thể và giúp tinh thần bạn sảng khoái, tràn đầy năng lượng vào hôm sau. Nhờ vậy dễ dàng ghi nhớ những gì đã học, dù gặp khó khăn cũng có thể tích cực giải quyết.
Tại sao có người ngủ 8 tiếng vẫn thấy không đủ nhưng có người chỉ ngủ 4 tiếng đã cảm thấy dồi dào năng lượng? Chẳng hạn như Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple Inc và Marissa Mayer – Giám đốc điều hành của Yahoo?
Các nghiên cứu cho thấy ngoài sự chăm chỉ của họ, còn có một yếu tố quan trọng quyết định mà không phải ai cũng có được, đó là loại gen biến thể "p.Tyr362His".
Các nhà khoa học đã đặt tên cho loại gen này là "gen Thatcher", loại gen này cho phép con người duy trì sức sống chỉ bằng một nửa thời gian của giấc ngủ bình thường.
Tiến sĩ Morgan, Chủ tịch Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ cho biết:
"Nhu cầu ngủ của chúng ta là nhu cầu sinh lý, không phải do mong muốn cá nhân quyết định. Hầu hết người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày để duy trì được sức khỏe tối ưu, làm việc hiệu quả và tỉnh táo trong ngày".
Chính vì vậy, đừng dễ dàng phớt lờ giấc ngủ của mình.
Đối với Trương Triều Dương, bởi vì một ngày chỉ ngủ 4 tiếng, nên ông rất trân trọng giấc ngủ. Đến giờ ngủ, ông sẽ tắt nguồn điện thoại, yên tâm giao hết việc cho cấp dưới làm. Để khi thức dậy bản thân giữ được sáng suốt và bình tĩnh giải quyết mọi tình huống, dù là vấn đề cấp bách nhất!