Sáng nay (6/8), gần 12.000 thí sinh của 38 tỉnh, thành phố trên cả nước làm bài thi môn Ngữ văn - môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 đợt 2.
Nhận định về đề thi Ngữ văn đợt 2, Tiến sĩ Phạm Hữu Cường, giáo viên tại một Trung tâm giáo dục ở Hà Nội cho rằng, đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn đợt 2 năm 2021 có cấu trúc và yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tương đương đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn lần 1 năm 2021. Đề thi có khả năng đánh giá được năng lực người học, thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
Đề thi bám sát chương trình THPT, nhất là chương trình Ngữ văn 12. Độ dài các câu tương đối hợp lý. Yêu cầu về mức độ kiến thức và kĩ năng trong đề thi khá cơ bản, phù hợp với học sinh có học lực trung bình và khá. Các câu trong đề nhìn chung được sắp xếp từ dễ đến khó, đảm bảo được việc kiểm tra kiến thức và kĩ năng ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Đề thi cũng ít câu hỏi mở, khả năng phân loại thí sinh chưa cao, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
"Ngữ liệu đọc hiểu tương đối hay và có tính thời sự, đề cập đến mối quan tâm chung của nhân loại. Trong đề thi các câu hỏi ở phần đọc hiểu khá cơ bản, không khó đối với học sinh có học lực trung bình trở lên. Các em chỉ cần đọc kĩ văn bản, vận dụng các kĩ năng đọc hiểu thông thường là có thể hoàn thành tốt các câu hỏi này, Vì vậy, ở phần đọc hiểu, sẽ khá nhiều thí sinh đạt được từ 2 đến 2,5 điểm, thậm chí đạt điểm tối đa.
Câu nghị luận xã hội không khó và khá quen thuộc, ít có khả năng khơi gợi hứng thú làm bài cho học sinh. Ở câu này, học sinh có học lực trung bình và khá có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề bài, nên việc đạt được 1,5/2 điểm cũng là trong tầm tay', thầy Cường nhận định.
Về phần nghị luận văn học, thầy Phạm Hữu Cường cho rằng, câu nghị luận văn học (câu 2, phần II) có thể khơi gợi được ít nhiều hứng thú làm bài của học sinh. Các em chỉ cần bám sát văn bản, vận dụng kĩ năng phân tích và năng lực cảm thụ văn học của mình là có thể hoàn thành được phần lớn yêu cầu của đề. Ở câu này, yêu cầu “nhận xét về càm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ” giúp phân hóa trình độ thí sinh.
Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu mà học sinh đạt được sẽ vào khoảng 7-8 điểm.
Theo thầy Dương Trung Thành, giáo viên Ngữ văn tại tỉnh Bắc Giang cho rằng, xét ở mức độ phân hóa, đề thi Ngữ văn đợt 2 có độ khó và phân hóa tương đương với đề thi lần 1.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần, phần I, thí sinh khai thác nội dung đoạn trích trong văn bản Món quà cuộc sống của tác giả Dr. Bemie S. Siegel. Thí sinh trả lời 4 câu hỏi phù hợp với 3 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Các câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác các lớp nội dung của đoạn trích. Ngữ liệu được đánh giá gần gũi, dễ hiểu, thiết thực với nhận thức của học sinh. Những vấn đề về môi trường tự nhiên, về sự khác biệt về màu da, không gian văn hóa, văn hóa sống tôn trọng sự khác biệt để xây dựng một cuộc sống hòa bình, phát triển thịnh vượng luôn là mục tiêu của bất cứ quốc gia, dân tộc nào đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.
Từ một vấn đề thiết thực nêu trên học sinh trình bày cách hiểu và thể hiện kiến giải và bộc lộ quan điểm cá nhân. Ngữ liệu gây được sự thích thú và câu hỏi kích thích học sinh thể hiện hiểu biết và cái tôi của mình.
Phần Làm văn, câu hỏi nghị luận xã hội từ nội dung đoạn đọc hiểu, thí sinh viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống. Vấn đề được bàn khá cụ thể, cần thiết với mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội. Trong đoạn văn 20 dòng, thí sinh chỉ cần làm rõ vai trò quan trọng làm nên “sự cần thiết” của tinh thần hợp tác như thế nào. Trong quá trình viết cần lấy dẫn chứng cụ thể, xác đáng, luận điểm sang rõ, mạch lạc, rõ ràng sẽ thuyết phục giám khảo chấm. Trong bất cứ thời đại nào, bất cứ ai, khi con người hiểu được vai trò cấp thiết của tinh thần hợp tác để cùng phát triển, xây dung một xã hội đoàn kết, lành mạnh, nhân văn thì họ sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn bất cứ ai.
Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. Trong câu nghị luận văn học có một ý hỏi phụ từ việc cảm nhận đoạn thơ, thí sinh nhận xét cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ. Đây là ý hỏi có tính phân loại đối với học sinh khá giỏi môn Văn. Để giải quyết triệt để yêu cầu này, học sinh cần hiểu được các khái niệm lãng mạn là gì, về phong cách thơ Quang Dũng.
Quang Dũng là nhà thơ đa tài, thơ ông vừa hồn nhiên, tinh tế vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn. Dấu ấn lãng mạn thể hiện rõ nhất trong những hoài niệm về tình quân dân; bức tranh Tây Tiến rực rỡ ánh sáng và sôi động bởi lời ca, điệu nhạc. Bức tranh thiên nhiên và con người trong hoài niệm qua khứ bằng thơ được tạo nên với xúc cảm ngôn từ đầy chất họa, chất nhạc, chất thơ khiến cảnh vật như có hồn, dệt nên nét duyên ngầm, đầy tình tứ đắm say của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất và thể hiện rõ nét nhất chất lãng mạn bay bổng, tinh tế của hồn thơ “xứ Đoài may trắng”.
“Với cấu trúc đề và hệ thống câu hỏi phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, dự đoán đa số thí sinh sẽ đạt từ điểm trung bình trở lên. Phổ điểm 6.0-7.0 chiếm đa số. Những thí sinh giỏi Văn sẽ đạt điểm từ 8.0 - 9.0, thậm chí trên 9 nếu thí sinh có kiến thức lí luận chắc chắn và có những kiến giải độc đáo, thú vị, tuy nhiên số lượng này không nhiều”, thầy Dương Trung Thành cho biết.
Theo thầy Dương Trung Thành, giáo viên Ngữ văn tại tỉnh Bắc Giang cho rằng, xét ở mức độ phân hóa, đề thi Ngữ văn đợt 2 có độ khó và phân hóa tương đương với đề thi lần 1.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần, phần I, thí sinh khai thác nội dung đoạn trích trong văn bản Món quà cuộc sống của tác giả Dr. Bemie S. Siegel. Thí sinh trả lời 4 câu hỏi phù hợp với 3 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Các câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác các lớp nội dung của đoạn trích. Ngữ liệu được đánh giá gần gũi, dễ hiểu, thiết thực với nhận thức của học sinh. Những vấn đề về môi trường tự nhiên, về sự khác biệt về màu da, không gian văn hóa, văn hóa sống tôn trọng sự khác biệt để xây dựng một cuộc sống hòa bình, phát triển thịnh vượng luôn là mục tiêu của bất cứ quốc gia, dân tộc nào đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.
Từ một vấn đề thiết thực nêu trên học sinh trình bày cách hiểu và thể hiện kiến giải và bộc lộ quan điểm cá nhân. Ngữ liệu gây được sự thích thú và câu hỏi kích thích học sinh thể hiện hiểu biết và cái tôi của mình.
Phần Làm văn, câu hỏi nghị luận xã hội từ nội dung đoạn đọc hiểu, thí sinh viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống. Vấn đề được bàn khá cụ thể, cần thiết với mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội. Trong đoạn văn 20 dòng, thí sinh chỉ cần làm rõ vai trò quan trọng làm nên “sự cần thiết” của tinh thần hợp tác như thế nào. Trong quá trình viết cần lấy dẫn chứng cụ thể, xác đáng, luận điểm sang rõ, mạch lạc, rõ ràng sẽ thuyết phục giám khảo chấm. Trong bất cứ thời đại nào, bất cứ ai, khi con người hiểu được vai trò cấp thiết của tinh thần hợp tác để cùng phát triển, xây dung một xã hội đoàn kết, lành mạnh, nhân văn thì họ sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn bất cứ ai.
Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. Trong câu nghị luận văn học có một ý hỏi phụ từ việc cảm nhận đoạn thơ, thí sinh nhận xét cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ. Đây là ý hỏi có tính phân loại đối với học sinh khá giỏi môn Văn. Để giải quyết triệt để yêu cầu này, học sinh cần hiểu được các khái niệm lãng mạn là gì, về phong cách thơ Quang Dũng.
Quang Dũng là nhà thơ đa tài, thơ ông vừa hồn nhiên, tinh tế vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn. Dấu ấn lãng mạn thể hiện rõ nhất trong những hoài niệm về tình quân dân; bức tranh Tây Tiến rực rỡ ánh sáng và sôi động bởi lời ca, điệu nhạc. Bức tranh thiên nhiên và con người trong hoài niệm qua khứ bằng thơ được tạo nên với xúc cảm ngôn từ đầy chất họa, chất nhạc, chất thơ khiến cảnh vật như có hồn, dệt nên nét duyên ngầm, đầy tình tứ đắm say của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất và thể hiện rõ nét nhất chất lãng mạn bay bổng, tinh tế của hồn thơ “xứ Đoài may trắng”.
“Với cấu trúc đề và hệ thống câu hỏi phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, dự đoán đa số thí sinh sẽ đạt từ điểm trung bình trở lên. Phổ điểm 6.0-7.0 chiếm đa số. Những thí sinh giỏi Văn sẽ đạt điểm từ 8.0 - 9.0, thậm chí trên 9 nếu thí sinh có kiến thức lí luận chắc chắn và có những kiến giải độc đáo, thú vị, tuy nhiên số lượng này không nhiều”, thầy Dương Trung Thành cho biết.
Kết thúc buổi thi Ngữ văn, chiều nay các thí sinh tiếp tục làm bài thi môn Toán, hình thức thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 có gần 12.000 thí sinh của 38 tỉnh, thành phố tham dự, trên cả nước có 13 hội đồng thi với 49 điểm thi, 683 phòng thi được tổ chức./.