Không an phận

Tôn Linh sinh ra tại một vùng quê nghèo tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), nơi những phụ huynh tin rằng con gái không cần đọc quá nhiều sách. Cô từng phải nghỉ học giữa chừng để đi làm ruộng, giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.

Sau đó Tôn Linh đã thiết tha xin bố mẹ quay lại trường để tiếp tục việc học. Trong 11 người bạn cùng làng, cô là nguời duy nhất học hết cấp 3. Nhưng sau đó Tôn Linh vẫn phải đến Thâm Quyến để trở thành công nhân nhà máy giống bạn đồng trang lứa ở nông thôn.

photo-3-1670621893588737094149.jpeg

Tôn Linh từng phải bỏ dở việc học để đi làm ruộng giúp đỡ gia đình. Ảnh: SCMP

Công việc kiểm tra chất lượng pin lặp lại mỗi ngày khiến cô chán nản. Cô phải đứng xưởng 12 tiếng/ngày nhưng lương chỉ ở mức 2.300 NDT. “Tôi không biết mình thích sống theo cách như thế nào, nhưng tôi rất chắc chắn về cuộc đời mà tôi không muốn sống”, Tôn Linh nói.

Cô bỏ việc sau 8 tháng và đăng ký học một chương trình đào tạo máy tính. Tôn Linh tin rằng đây sẽ là kỹ năng cần có để cô thoát nghèo. Để có đủ tiền hoàn thành khoá học, cô gái phải làm một lúc 3 công việc part-time bao gồm phát tờ rơi, phục vụ bàn tại các nhà hàng.

Không ngừng học hỏi

Sau khóa học kéo dài một năm, Tôn Linh được một công ty thuê làm kỹ sư phần mềm với mức lương 4.000 NDT. Lúc này cô vẫn còn khoản nợ 10.000 NDT tiền học phí nhưng với tư cách “nữ nhân viên văn phòng”, đi làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và có ngày nghỉ cuối tuần, cuộc sống của Tôn Linh lúc này đã bước sang một trang khác.

Tuy vậy, Tôn Linh vẫn cảm thấy mình quá nhỏ bé tại một thành phố lớn, nơi “mọi người đều quá xuất sắc và có bằng cấp cao”.Vậy nên cô quyết định vừa làm vừa học thêm tiếng Anh và theo đuổi chương trình học từ xa của Đại học Thâm Quyến.

Để rèn luyện tiếng Anh, cô tham gia trò chơi ném đĩa. Người chơi tại Thẩm Quyến khi đó hầu hết đều là người nước ngoài. Tiếp xúc với những người bạn ngoại quốc, Tôn Linh nhen nhóm ước mơ về cuộc sống ngoài Trung Quốc.

Đầu năm 2017, cô biết đến chương trình học thạc sĩ của Quản lý Maharishi ở Iowa (Mỹ). Tôn Linh nộp đơn và được nhận vào chương trình Khoa học Máy tính của trường. Chương trình cho phép sinh viên vừa học vừa làm sau vài tháng tham gia lớp học tại trường. Phần còn lại của chương trình học có thể hoàn thành từ xa.

Trước khi đi Mỹ, mức lương của Tôn Linh đã rất ổn định,16.000 NDT/tháng nhưng cô vẫn quyết tâm bước ra khỏi cùng an toàn của mình. Cô không phải người dễ thỏa mãn với thực tại.

Khóa học giúp Tôn Linh trải nghiệm cảm giác là một sinh viên thực sự, điều mà cô đã bỏ lỡ vì hoàn cảnh trước kia. Sau khi kết thúc chương trình, Tôn Linh phải tìm một công việc trong vòng 3 tháng nếu muốn tiếp tục ở lại Mỹ.

Không bỏ cuộc

Tôn Linh cho biết cô đã phải trải qua hơn 60 cuộc phỏng vấn mà theo cô là chu kỳ vô tận “nộp hồ sơ, kiểm tra viết, phỏng vấn” nhưng đều thất bại.

“Mọi cơ hội đến trong đời, tôi sẽ nhảy lên và chộp lấy nó một cách tuyệt vọng”, Tôn Linh từng nói với một HR.

Ngay khi visa của cô sắp hết hạn, Tôn Linh nhận được lời mời làm việc từ EPAM Systems, nhà cung cấp phần mềm cho Google với mức lương 120.000 USD/năm. Người phỏng vấn cô là Trưởng bộ phận phần mềm của Google.

photo-2-16706218896262056160106.png

Sau những nỗ lực không bền bỉ, cô công nhân nhà máy đã trở thành kỹ sư phần mềm làm việc tại Mỹ. Ảnh: SCMP

Một trong những lý do Tôn Linh được nhận chính là hành trình không ngừng học hỏi với khả năng tự học của cô. Cô công nhân nhà máy ngày nào đã trở thành kỹ sư phần mềm theo hợp đồng, làm việc tại trụ sở chính của Google tại Manhattan.

Tôn Linh chia sẻ nhiều đồng nghiệp của cô có bằng tiến sĩ hoặc học tập tại các trường hàng đầu nước Mỹ. Theo Tôn Linh, cô được làm việc trong môi trường bình đẳng, nơi mọi người coi trọng những gì bạn có thể làm hơn là xuất thân của bạn.

photo-1-1670621882866981920126.jpeg

Tôn Linh truyền cảm hứng cho nhiều người qua bài thuyết trình tại TEDxTalks. Ảnh: Toutiao

Tôn Linh cũng cho biết câu chuyện của cô không phải là trải nghiệm về “giấc mơ Mỹ” hay “giấc mơ Trung Quốc trở thành hiện thực” trong sách giáo khoa. Đó đơn giản chỉ là hành trình của một người luôn được thúc đẩy bằng động lực hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Tôi không coi mình là một người thành công và tôi không có ý định trở thành một hình mẫu trong mắt người khác,” nữ kỹ sư phần mềm nói với South China Morning Post, “Tôi chia sẻ trải nghiệm của mình để cho thấy rằng dù bạn có xuất phát điểm thấp, cuộc sống sẽ luôn tồn tại cơ hội dành cho bạn”.

Nguồn: Theo Toutiao, SCMP

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022