Có lẽ một trong những việc khó nhất trong quá trình làm cha làm mẹ chính là trở thành tấm gương cho con cái. Rõ ràng khi lên chức phụ huynh, tầm mắt chúng ta không lúc nào rời khỏi con cái. Nhưng nhìn theo một hướng khác, con cái cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chúng ta, nếu không muốn nói rằng chúng sẽ học theo mọi thứ chúng ta làm.

Đó là lý do vì sao bài viết này ra đời, với hy vọng sẽ chỉ cho bạn 12 cách đơn giản giúp bạn trở thành hình mẫu tốt đẹp để những đứa trẻ có thể học tập theo.

1. Luôn lạc quan, yêu đời

photo-12-16645319375151555471671.jpg

Không ai có thể lúc nào cũng lạc quan, đặc biệt là vào những thời điểm chẳng hạn như sáng thứ 2 đầu tuần hay sau một ngày đầy tồi tệ tại nơi làm việc. Có những lúc sự mệt mỏi lấn át chúng ta, nhưng sẽ là tốt hơn cả nếu những đứa trẻ không phải chịu thứ năng lượng tiêu cực ấy từ chúng ta. Điều chúng cần là nhìn thấy cha mẹ mình luôn luôn nỗ lực, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu. Không sớm thì muộn, chúng cũng sẽ như bạn, nhìn mọi thứ theo cách lạc quan hơn, vui vẻ hơn.

2. Để ý đến tone giọng của bạn

photo-11-16645319352341101834064.jpg

Đôi khi, người lớn quên quan sát cách mà bản thân nói chuyện với trẻ. Hãy nhớ rằng mọi thứ bạn nói đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con bạn. Chính bởi vậy, hãy để ý hơn đến tone giọng của mình: hạn chế quát tháo và tuyệt đối không xúc phạm. Thay vào đó, bạn nên thể hiện cảm xúc bằng chất giọng bình tĩnh, lắng nghe và thấu hiểu hơn.

3. Có lối sống lành mạnh

photo-10-1664531932957564352665.jpg

Để ý đến tần suất con bạn nhìn thấy cảnh bạn ăn uống điều độ, tập thể dục chăm chỉ... Đây là những thói quen sống tốt mà chúng có thể học hỏi. Ngược lại, nếu con bạn nhìn thấy bạn suốt ngày ăn đồ ăn nhanh, uống thức uống có ga, chúng sẽ bắt chước một cách vô thức. Làm cha làm mẹ, bạn cần định hướng cho con những thói quen tốt mà chúng có thể giữ suốt đời.

4. Dành nhiều thời gian bên con

photo-9-166453192981722652841.jpeg

Dù là sự kiện trọng đại hay chỉ là những hoạt động bình thường ở trường lớp, hãy cố gắng tham gia vào cuộc sống của con bạn. Bằng cách này, con bạn sẽ học được tầm quan trọng của việc gắn bó gia đình. Không ít ông bố bà mẹ nhìn con mình lớn lên và càng ngày càng rời xa mình rồi tự hỏi rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra suốt những năm tháng qua mà không biết rằng nguyên do nằm ở những điều thật nhỏ nhặt.

5. Đừng bao giờ để áp lực đè nén quá mức

photo-8-16645319272242057435574.jpg

Áp lực là thứ mà ai cũng phải đối mặt, nhất là khi đã trưởng thành. Chúng ta thường cố gắng tỏ ra rằng mình vẫn ổn, mình không sao cả nhưng cách đè nèn áp lực trong lòng thực chất không hề tốt. Việc bạn không làm gì để chống lại áp lực, khó khăn sẽ lưu lại ấn tượng trong đầu trẻ lâu hơn việc bạn bộc phát cảm xúc để giải tỏa stress. Hãy đặt các nguyên tắc của bạn trên tất cả.

6. Mỉm cười và tranh thủ tìm kiếm niềm vui

photo-7-16645319246071168684564.jpg

Bậc làm cha mẹ luôn muốn mang lại cho con mình những thứ tốt nhất nên họ cứ lao đầu vào làm việc mà không biết rằng có đôi khi, thứ con bạn cần chỉ là những khoảnh khắc ấm cúng cả gia đình chơi đùa cười vui bên nhau. Đừng bỏ lỡ cơ hội chơi với con, cứ gạt công việc sang một bên tầm 30 phút - 1 tiếng đi, trời không sập được đâu. Thế giới đủ phức tạp rồi, cứ tìm bình yên dưới mái nhà đi.

7. Lan tỏa sự tử tế

photo-6-1664531921680137964485.jpeg

Con bạn có thể nhìn thấy mọi hành động tử tế của bạn, dù là việc bạn tham gia vào một đội thiện nguyện lớn hay đơn giản là cách bạn nhường ghế cho một ai đó trên xe buýt. Trẻ sẽ học được từ bạn sự hào phòng, lòng tốt, tính lương thiện. Khi bạn đối xử tốt với người khác, con bạn sẽ hiểu rằng đây là thói quen sống tốt và noi theo.

8. Đừng quá cưỡng ép

photo-5-1664531918951233297819.jpg

Một số bậc cha mẹ muốn làm gương tốt cho con bằng cách đưa ra yêu cầu tuyệt đối cho con cái. Mặc dù ý tưởng của bạn là tốt nhưng việc làm này rất dễ phản tác dụng. Hãy làm mọi thứ có chừng mực. Đừng bóp nghẹt con bạn, đừng ép chúng vào khuôn mẫu tích cực mà bạn muốn.

9. Cho con bạn thấy được sự ổn định

photo-4-1664531916118175867310.jpg

Những đứa trẻ cần tình yêu và sự quan tâm của bạn, nhưng chúng cũng cần sự ổn định nữa. Đây là "xương sống" của cuộc đời một đứa trẻ. Việc sống không theo quỹ đạo, cấu trúc ổn định có thể gây ra các vấn đề về hành vi và sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Điều này có nghĩa là bản thân bạn cũng phải có lịch trình ăn, ngủ, giải trí và "làm bài tập về nhà" đều đặn để con bạn có thể học theo.

10. Để con biết bạn làm công việc gì

photo-3-16645319133691394951609.jpg

Tất cả các bậc phụ huynh đều muốn con cái mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Cách đơn giản nhất chính là chỉ cho con bạn biết mọi người xung quanh đang mưu sinh như thế nào, công việc của cha mẹ chúng là gì hay đơn giản là nói chuyện với chúng về việc bạn đã làm gì để có thể nuôi cả gia đình. Điều này có thể giúp con bạn nhận thức được về việc người ta có thể kiếm được nhiều thứ thông qua nỗ lực, tài năng cũng như sự chăm chỉ.

11. Luôn trung thực

photo-2-1664531910144783082615.jpg

Những lời nói dối trắng - những lời nói dối thiện chí từng là "phát minh" rất hiệu quả. Tất cả chúng ta chắc hẳn đều đã từng được nghe hoặc thậm chí chính là người nói ra những lời nói dối trắng như thế. Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc cần thử điều gì đó khác biệt hơn. Đừng vỗ về con bằng những lời vu vơ chỉ để chúng bình tĩnh lại hoặc để bạn yên. Hãy trung thực và đừng để con bạn hiểu lầm rằng nói dối là việc có thể chấp nhận được...

12. Cứ để mọi thứ tự nhiên

photo-1-166453190786928469976.jpg

Thay vì ép mình phải tuân theo phương pháp giáo dục bất kì vì người khác nói rằng phương pháp đó rất tốt, hãy sở hữu cho mình một phương pháp giáo dục riêng, miễn là nó phù hợp với bạn và con cái bạn. Điều quan trọng là bạn đảm bảo được rằng mình có thể làm được những gì mình đã đặt ra. Hãy kiên định với hành động và lập trường của mình trong mọi hoàn cảnh. Trở thành tấm gương tích cực trong cuộc sống của con cái có vẻ như là một gánh nặng lớn, nhưng nó sẽ chỉ là chuyện nhỏ nếu bạn tuân theo các nguyên tắc của mình và vận hành nó một cách rộng lượng và đồng cảm.

Nguồn: BrightSide

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022