Bộ đôi mỹ nhân "Diên Hi Công Lược" cùng “đổi đời” sau khi quyết định “tút” lại diện mạo
Gây xôn xao vì chiếc cằm chiếm "spotlight"
Không giống với đàn chị Tần Lam sở hữu nét đẹp chuẩn cổ trang ngay từ khi mới ra mắt, Ngô Cẩn Ngôn lại ít được lòng khán giả bởi ngoại hình khá bình thường. Nhiều người còn cho rằng, nếu không phải "gà cưng" nhận được sự nâng đỡ từ nhà sản xuất Vu Chính, thì Ngô Cẩn Ngôn không bao giờ lên được hàng nữ chính.
Từ vai nữ phụ nhạt nhòa bên cạnh Thư Sướng trong "Phong hỏa giai nhân" (năm 2013), Ngô Cẩn Ngôn dần được công chúng biết đến nhờ là "gà cưng" của Vu Chính khi đảm nhận vai phụ Phùng Thái hậu ở "Phượng tù hoàng". Tuy nhiên, mãi tới vai chính Ngụy Anh Lạc trong "Diên hi công lược", tên tuổi Ngô Cẩn Ngôn mới thực sự bùng nổ.

Hình ảnh Ngô Cẩn Ngôn năm 2013 (trái) và năm 2018 cho thấy sự khác biệt rõ rệt ở phần cằm
Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi, cũng không thiếu những ý kiến trái chiều về Ngô Cẩn Ngôn. Khi có người cho rằng nữ diễn viên đã "can thiệp". Trong đó, điểm gây chú ý nhất chính là chiếc cằm "trồi sụt" thất thường của Ngô Cẩn Ngôn.
Ngô Cẩn Ngôn vốn là một diễn viên múa ballet, nhưng sau một tai nạn không may, cô đã chuyển sang con đường diễn xuất. Năm 2016, cô ký hợp đồng với công ty Hoan Ngu Ảnh Thị và được Vu Chính đặc biệt nâng đỡ. Khi mới bước chân vào nghề, Ngô Cẩn Ngôn sở hữu đôi mắt nhỏ, cánh mũi to, góc hàm và cằm có phần thô nhẹ.

Từ lúc mới gia nhập làng giải trí cho tới hiện tại, phần cằm của Ngô Cẩn Ngôn liên tục thay đổi theo thời gian
Tuy nhiên, khi tham gia vai phụ trong "Phong hỏa giai nhân", không phải diễn xuất mà chiếc cằm nhọn đến mức khó tin của Ngô Cẩn Ngôn mới là điểm khiến dư luận chú ý. Khi phim phát sóng, chiếc cằm của mỹ nhân "Diên hi công lược" còn trở thành chủ đề bàn tán và được ví nhọn không kém gì vũ khí sắc nhọn. Từ chi tiết này, nhiều người đưa ra suy luận rằng, thời điểm tham gia "Phong hỏa giai nhân", Ngô Cẩn Ngôn đã sử dụng phương pháp độn cằm để giúp gương mặt dài và thon gọn hơn.

Tuy nhiên, không lâu sau đó khi xuất hiện ở "Phượng trù hoàng" hay "Diên hi công lược" chiếc cằm đó đã trở lại dáng vẻ bình thường. Có vẻ như Ngô Cẩn Ngôn đã tiếp thu ý kiến của khán giả mà điều chỉnh lại giúp gương mặt hài hòa hơn. Sau nhiều lần gây tranh cãi vì nhan sắc "trồi sụt" liên tục, ở thời điểm hiện tại, vẻ ngoài của Ngô Cẩn Ngôn được nhận xét đã hoàn hảo và ngày một thăng hạng hơn. Đặc biệt sau thành công của "Mặc Vũ Vân Gian", Ngô Cẩn Ngôn còn được khán giả ví như mỹ nhân hợp đóng phim cổ trang nhất Hoa ngữ.

Nhan sắc của Ngô Cẩn Ngôn trong tác phẩm "Mặc vũ vân gian" nhận mưa lời khen từ khán giả
Phương pháp độn cằm là gì?
Phẫu thuật độn cằm là phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện nhằm thay đổi hình dạng, kích thước hoặc vị trí của cằm bằng các vật liệu nhân tạo hoặc cấy ghép sụn tự thân. Mục tiêu của phẫu thuật này là làm cho cằm trông cân đối hơn với tổng thể khuôn mặt, cải thiện đường viền hàm và tạo nên một diện mạo hài hòa.
Phẫu thuật độn cằm có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với các phẫu thuật khác như nâng mũi, căng da mặt để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Không phải ai cũng phù hợp để thực hiện phẫu thuật độn cằm. Phương pháp này chỉ nên được thực hiện với các trường hợp như: Cằm ngắn, cằm lẹm, kích thước cằm không phù hợp với tổng thể khuôn mặt hoặc mắc bệnh lý nặng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Phương pháp độn cằm có chi phí dao động từ 25 - 45 triệu đồng
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám tổng thể khuôn mặt và vùng cằm để đưa ra tư vấn về phương pháp chỉnh hình phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ giải thích rõ về quy trình thực hiện, các vấn đề rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật.
Tùy thuộc vào phương pháp và mức độ can thiệp mà bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân, sau đó tạo một vết rạch nhỏ phía dưới cằm để đặt chất liệu độn vào, điều chỉnh rồi khâu cố định lại. Với thời gian chỉ 30 - 45 phút, bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng những chất liệu độn cằm cao cấp đưa vào trong niêm mạc miệng với mục đích chỉnh sửa dáng cằm ngắn, cằm lẹm và thiếu độ nhô.
Sau khi phẫu thuật độn cằm, người bệnh cần nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe tại cơ sở y tế trong 1 - 2 ngày. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương, chế độ ăn uống và hạn chế các hoạt động mạnh trong thời gian đầu sau độn cằm. Chi phí phẫu thuật độn cằm dao động từ 25 - 45 triệu đồng.
Một số phương pháp điều chỉnh dáng cằm có thể tham khảo:
- Tiêm Filler cằm: Dùng axit hyaluronic để tạo dáng cằm không cần phẫu thuật. Không đau, không cần nghỉ dưỡng, hiệu quả tức thì. Tuy nhiên chỉ duy trì khoảng 6–12 tháng, cần tiêm lại định kỳ.
- Tiêm Botox: Làm thon gọn hàm, giúp cằm nhìn V-line hơn bằng cách làm nhỏ cơ cắn. Không phẫu thuật. Tuy nhiên, tác dụng chậm, duy trì khoảng 4–6 tháng.
- Cấy mỡ tự thân vùng cằm: Lấy mỡ từ chính cơ thể bệnh nhân (thường là bụng hoặc đùi) rồi bơm vào vùng cằm. Tự nhiên, an toàn hơn chất liệu nhân tạo. Tuy nhiên, Mỡ có thể tiêu biến theo thời gian, hiệu quả không đồng đều.