avatar1722397261339-17223972621301832459099.jpgBất ngờ với cuộc sống U70 của mỹ nhân Tây Du Ký 'đóng 1 phim, tiếng thơm cả đời'

Mặc dù đã bước sang độ tuổi U70 nhưng nữ diễn viên Khâu Bội Ninh - Hằng Nga của "Tây Du Ký" vẫn khiến khán giả bất ngờ với nhan sắc của mình.

Sau khi Thế vận hội Olympic lần thứ 33 kết thúc, tại Trung Quốc, trên diễn đàn mạng xã hội Weibo, người hâm mộ liên tục nhắc tới Hùng Nghê. Đây là người đóng vai khỉ con trong bộ phim kinh điển Tây du ký 1986 v à cũng là vận động viên giành nhiều huy chương tại các kỳ Olympic.

Tấm huy chương đầu tiên mà vận động viên này nhận được là tại Olympic Seoul 1988. Khi ấy, Hùng Nghê mới có 14 tuổi. Sau đó, anh tiếp tục tham gia Thế vận hội Olympic vào các năm 1992, 1996 và 2000. Trong đó, tại Olympic Atlanta 1996, Hùng Nghê đạt được 1 huy chương vàng. Tại Olympic Sydney 2000, anh đạt được 2 huy chương vàng ở hạng mục cá nhân và hạng mục nhảy cầu đôi nam.

Ngoài ra, Hùng Nghê có hơn ba lần được vinh danh là một trong Top 10 vận động viên hàng đầu Trung Quốc, đồng thời được giới truyền thông ca ngợi là "vận động viên nhảy cầu huyền thoại của một thế hệ".

anh-1-hung-nghe-tay-du-ky-23503816-1723714439533-1723714439649945351372.jpeg

Hùng Nghê tại Thế vận hội Olympic lần thứ 27 được tổ chức tại Sydney, Úc năm 2000.

Tờ Nhật báo Hồ Nam từng đánh giá rất cao về Hùng Nghê. Tờ này viết: "Là một vận động viên, Hùng Nghê đã viết nên huyền thoại Olympic phi thường nhất trong 4 kỳ Olympic liên tiếp. Con đường Hùng Nghê bước lên đỉnh cao vinh quang thể thao đầy chông gai nhưng cũng có nhiều đau đớn, mồ hôi và cả nước mắt. Cậu ấy dùng ý chí và sự kiên trì bền bỉ để viết nên câu chuyện huy hoàng cho thể thao Trung Quốc".

Cơ duyên với đoàn phim Tây du ký 1986

Khi còn là thành viên của Đội lặn tỉnh Hồ Nam, Hùng Nghê có cơ hội được đóng vai phụ trong bộ phim truyền hình Tây Du Ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết.

Vào thời điểm đó, đoàn phim cần rất nhiều diễn viên nhí để hóa trang vào những con khỉ con vây quanh Tôn Ngộ Không. Do đó, một thành viên trong đoàn phim đã tìm thấy các thành viên của Đội thể dục dụng cụ và lặn tỉnh Hồ Nam, trong đó có Hùng Nghê. Khi đó, Hùng Nghê mới 10 tuổi và được giao đóng vai một chú khỉ con trong phần phim Thủy Liêm Động.

anh-2-hung-nghe-tay-du-ky-2-23503745-1723714440409-1723714440547889436268.jpeg

Hùng Nghê từng đóng vai khỉ con trong "Tây du ký 1986".

Thời điểm đó, điều kiện đoàn phim thiếu thốn, bối cảnh lại chủ yếu là trong hang động, ánh sáng chỉ lờ mờ do không đủ điện. Trong khi đó, những cậu bé nhỏ tuổi như Hùng Nghê lại rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy chơi đùa.

Trong lúc nghỉ ngơi, vì mải chơi, Hùng Nghê nhảy lên cao khiến đầu đập vào thạch nhũ trong hang động, máu chảy rất nhiều nhưng cậu bé không hề kêu đau. May mắn là khi đó diễn viên Lâm Chí Khiêm - người đóng vai Nhị Lang Thần phát hiện ra sự việc bèn hô hoán mọi người đưa Hùng Nghê vào bệnh viện băng bó vết thương kịp thời.

Sau khi ra viện, Hùng Nghê nhất quyết quay lại đoàn phim để hoàn thành công việc. Cậu bé cũng đề nghị Lâm Chí Khiêm không tiết lộ cho bố mẹ biết sự việc vì sợ người nhà sẽ ngăn cản không cho đóng phim. Sau khi hoàn tất mọi cảnh quay tâm trí của Hùng Nghê vẫn quanh quẩn việc đi đóng phim.

anh-3-tay-du-ky-23503723-1723714441164-1723714441299305722586.jpeg

Cảnh những chú khỉ con vây quanh Tôn Ngộ Không trong phim, Hùng Nghê là một trong những đứa trẻ đóng vai khỉ con.

Trong cuốn sách sau này của cố đạo diễn Dương Khiết, bà cho biết, Hùng Nghê rất yêu thích diễn xuất, thậm chí còn viết thư cho Mã Lệ Châu - nhân viên kế toán chịu trách nhiệm chăm sóc cậu lúc bấy giờ bày tỏ mong muốn trở thành một diễn viên và không muốn tiếp tục sự nghiệp thể thao.

Nhận được thư của Hùng Nghê, Mã Lệ Châu lúc bấy giờ đã hồi âm lại và không đồng ý để cậu bé làm diễn viên đồng thời động viên Hùng Nghê nên theo đuổi con đường đang đi.

“Thật may là đoàn phim đã từ chối Hùng Nghê, nếu không Trung Quốc đã mất đi một huyền thoại thể thao”, tờ Sohu nhận xét.

Trở thành “Hoàng tử môn nhảy cầu”

Trong sự nghiệp của mình, Hùng Nghê tham gia 22 sự kiện quốc tế, bao gồm Thế vận hội Olympic Seoul 1988, Thế vận hội Olympic Barcelona 1992, Thế vận hội Olympic Atlanta 1996 và Thế vận hội Olympic Sydney 2000. Anh đã giành được 3 huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic, phá 2 kỷ lục. Tổng cộng, Hùng Nghê đã giành được 16 huy chương vàng ở tất cả các giải đấu quốc tế.

Hùng Nghê được người hâm mộ Trung Quốc gọi là "Hoàng tử môn nhảy cầu".

anh-4-hung-nghe-tay-du-ky-3-23503694-1723714441862-17237144419411256919912.jpeg

Hùng Nghê đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong lĩnh vực thể thao.

Dù mang về nhiều vinh quang và danh hiệu nhưng trong quá trình luyện tập và thi đấu, Hùng Nghê cũng gặp nhiều chấn thương. Tại cuộc thi thế giới năm 1993, Hùng Nghê phải thi đấu với tình trạng bị băng bó do căng cơ ở tay. May mắn thay, cuối cùng anh đã giành được huy chương vàng tại bục nhảy 10m.

Tháng 9/1994, Hùng Nghê tiếp tục bị chấn thương. Chấn thương liên tiếp ảnh hưởng đến Hùng Nghê một thời gian dài và buộc anh phải giải nghệ vào năm 1997. Tuy nhiên, Hùng Nghê cũng tuyên bố nếu đất nước gọi tên, anh sẽ không ngần ngại cống hiến.

Sau khi Hùng Nghê giải nghệ, đội tuyển nhảy cầu quốc gia Trung Quốc trải qua giai đoạn khó khăn trước Thế vận hội Sydney 2000. Cuối cùng, đội tuyển yêu cầu Hùng Nghê tiếp tục "ra sân". Để chiến đấu vì danh dự của quê hương và thực hiện lời thề đã lập, Hùng Nghê khi đó mới 24 tuổi phải dành nhiều thời gian và sức lực để rèn luyện chăm chỉ hơn những người khác.

Dù bị chấn thương nhưng Hùng Nghê vẫn rất kiên cường thực hiện những động tác hoàn hảo nhất, giúp anh giành được hai huy chương vàng Olympic ở nội dung đơn và đôi. Đối thủ lớn nhất của Hùng Nghê khi đó là Dmitri Sautin từng giành cho anh lời khen ngợi: “Tôi không thể tự nhận mình là vận động viên xuất sắc nhất thế giới. Theo tôi, danh hiệu đó thuộc về Hùng Nghê".

Năm 2002, Hùng Nghê chính thức kết thúc sự nghiệp thể thao kéo dài 20 năm của mình.

“Nghỉ hưu sớm” và con đường làm lãnh đạo

Để nuôi dưỡng tài năng nhảy cầu của Trung Quốc, Hùng Nghê thành lập trường đào tạo mang tên mình. Bên cạnh đó, vì yêu bóng đá, anh cũng thành lập Câu lạc bộ bóng đá Hồ Nam và giữ chức Chủ tịch CLB.

anh-5-hung-nghe-tay-du-ky-1-23503759-1723714442512-1723714442652509871541.jpeg

Hùng Nghê hiện làm tại Cục Thể thao tỉnh Hồ Nam.

Theo tờ The Paper , sau khi "nghỉ hưu sớm" vào năm 2002, Hùng Nghê giữ chức Bí thư Đảng ủy Đội Thể thao của Cục Thể thao tỉnh Hồ Nam và bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình. Năm 2004, Hùng Nghê giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thể thao tỉnh Hồ Nam và trở thành cán bộ cấp sở trẻ nhất tỉnh Hồ Nam trong năm đó.

Tháng 1/2007, Hùng Nghê giữ chức Phó Giám đốc và Phó Bí thư Tổ lãnh đạo Đảng của Sở Thể thao tỉnh Hồ Nam. Tháng 1/2015, Hùng Nghê được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Thể thao Hồ Nam.

Tháng 1/2020, "Hoàng tử môn nhảy cầu" được bầu làm Chủ tịch Ủy ban thứ 5 Hiệp hội bóng đá tỉnh Hồ Nam. Ngày 27/12/2021, trên trang web chính thức của Cục Thể thao tỉnh Hồ Nam, Hùng Nghê đã được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Cục Thể thao tỉnh Hồ Nam.

anh-6-hung-nghe-23503672-1723714443313-1723714443424687628809.jpeg

Hùng Nghê và vợ tổ chức đám cưới vào năm 2008.

Về đời tư, năm 2007, Hùng Nghê và bạn gái Lý Kinh Mạn đi nhận giấy chứng nhận kết hôn sau nhiều năm hẹn hò. Lý Kinh Mạn cũng là người gốc Trường Sa, Hồ Nam và là một cựu sinh viên quốc tế, từng đi du học. Tới đầu tháng 1/2008, cả hai mới tổ chức đám cưới tại một khách sạn sang trọng. Tới năm 2012, cặp đôi sinh một cậu con trai.

avatar1720968505906-17209685061561822227053-0-54-281-504-crop-17209685465271844889193.jpeg7 yêu tinh nhện 'Tây du ký' đòi bỏ phim vì trang phục hở bạo, đạo diễn làm gì?

Vì trang phục mỏng và hở vai, bụng, bảy diễn viên đảm nhận vai nhện tinh trong "Tây du ký" 1986 đòi bỏ quay phim.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022