Hướng tới kỷ niệm 50 năm công bố và thực hiện Di chúc của Người (02/09/1969 – 02/09/2019), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn (1969 – 2019)".

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, khẳng định: "Trong những di sản quý báu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, Cách mạng và dân tộc ta, Di chúc là văn kiện lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Không chỉ cho giai đoạn cách mạng đã qua mà còn hướng tới những chặng đường phía trước của cách mạng Việt Nam".

"Đó là những lời căn dặn đầy tâm huyết về khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; chiến lược con người; kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh; tình đoàn kết quốc tế… của vị Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng", ông Mạnh Hà nói.

Hội thảo tập trung tham luận và thảo luận xoay quanh 5 chủ đề lớn: Bối cảnh ra đời, quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, sửa chữa, bổ sung vào bản Di chúc, quá trình công bố và xuất bản Di chúc. Công tác trưng bày, tuyên truyền và phát huy giá trị của Di chúc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trong cả nước. Giá trị lý luận và thực tiễn những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đề cập tới trong Di chúc. Những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng… Và cuối cùng là  kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người.

Trong tham luận tại buổi hội thảo, Tiến sĩ Phạm Quang Nghị, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng những lời di huấn của Người, có giá trị truyền bá tư tưởng, tác phong, lối sống tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt với thế hệ trẻ.

tien-si-pham-quang-nghi-15658097908491758293628-1565810170345566355642.png

Tiến sĩ Phạm Quang Nghị.

Còn theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung Ương, Di chúc của Người có tác dụng đặt nền móng tư tưởng lý luận cho đường lối và các quyết sách đổi mới của Đảng ta sau này. Dù đã cách đây hơn nửa thế kỷ, song vẫn còn nguyên tính thời sự và hiện đại, vẫn đang tiếp tục chỉ dẫn, thúc đẩy Đảng, chính quyền các đoàn thể trong hệ thống chính trị hành động, làm tất cả vì quyền tự do và làm chủ của nhân dân.

gs-ts-hoang-chi-bao-15658098051621309296812-15658103020052142832968.png

GS.TS Hoàng Chí Bảo.

Các tham luận tại buổi hội thảo đã làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn, đồng thời khẳng định sự trường tồn của bản Di chúc từ thực tế lịch sử. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

2-15658097809781360610032-15658103481621017282344.png

Nhà Sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tham gia thảo luận tại buổi hội đàm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022