Nét văn hóa trong ẩm thực Việt

Ẩm thực Việt Nam là một phần không thể tách rời của văn hóa, gắn liền với những sinh hoạt hàng ngày. Văn hoá ẩm thực trải dài từ Bắc tới Nam, mỗi vùng miền đều có những nét riêng biệt để tổng hòa tạo nên một nền ẩm thực Việt phong phú. 

Nếu như ẩm thực miền Bắc có hương vị thanh đạm, thiên về sự cân bằng trong màu sắc và hương vị thì ẩm thực miền Trung lại ưa chuộng những món ăn đậm đà và được trình bày một cách tinh tế. Trong khi đó, miền Nam mang đến những món ăn đơn giản nhưng phong phú, thường có vị ngọt và béo, sử dụng nhiều nước dừa và cốt dừa, tạo nên hương vị đặc trưng.

hmt8866-1721446824572878610807.jpg

Sự đa dạng và tinh tế trong ẩm thực Việt không chỉ làm hài lòng thực khách mà còn là cầu nối đưa những giá trị truyền thống, văn hóa của người Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Cùng với nền ẩm thực lâu đời từ khắp mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam, ẩm thực miền Tây là cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng thu hút không chỉ người dân trong nước mà cả những khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam.

hmt8730-17214453200161619606115.jpg

Nét dân dã mang hơi thở của miền sông nước hiện hữu qua những món canh rau với đủ các loại hoa mà chỉ nghe tên cũng thấy thú vị vô cùng: hoa điên điển, hoa so đũa, hoa bí, hoa súng..., hay những bát bún mắm đậm đà hương vị quê hương.

Thưởng thức ẩm thực miền Tây ngay giữa Hà Nội mang đến cho tất cả mọi người một trải nghiệm ẩm thực mới lạ, thú vị nhưng cũng không kém phần bình bị, thân thương. 

4518365633312861067120592371671409491803480n-17214495626261043052659.jpg

Mở đầu thực đơn bằng món khai vị gỏi bông súng trộn tép đồng chiên giòn “chuẩn” vị miền Tây. Món khai vị thứ hai với cái tên độc đáo bánh cống Sóc Trăng có hương vị đậm đà, bùi bùi với lớp vỏ giòn rụm và nhân tôm, thịt cùng đậu xanh béo ngậy.

hmt8962-1721445404964468860548.jpg

Gỏi bông súng trộn tép

hmt8955-17214454959661081117236.jpg

Bánh cống Sóc Trăng

Điểm nhấn của thực đơn là set lẩu mắm Nam Bộ đặc trưng với hương vị đậm đà từ mắm cá linh, kết hợp cùng các loại rau củ tươi ngon đặc trưng của miền sông nước như kèo nèo, điên điển, bông bí, bông so đũa... Lẩu mắm là món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực Nam Bộ, với nước lẩu đậm đà, thơm lừng mùi mắm, hòa quyện cùng vị ngọt của các loại rau củ và hải sản tươi sống. 

4518182053823869681952102838195138891170855n-17214460708471394030274.jpg45108621040015930801580232817616060222094103n-17214460708851069461944.jpg

Lẩu mắm 

Ngoài ra không thể không kể đến hương vị hấp dẫn của món cá heo nướng muối ớt thơm ngon, đậm vị. Cá heo sông - một sản vật đặc biệt của miền Tây sông nước, không thể thiếu trong mâm cơm khi mùa nước lên, được nướng đều tay, giữ nguyên vị ngọt tự nhiên và độ dai vừa phải. 

hmt9037-17214461239402073973410.jpg

Cá heo sông nướng muối ớt

Và món cơm nắm khô cá lóc mắm me - một món ăn dân dã với phần cơm nắm trộn nước cốt dừa dẻo thơm, kết hợp với khô cá lóc dai dai và mắm me chua ngọt, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo, gợi nhớ về những bữa cơm quê thân thương, bình dị.

hmt9017-1721446120401428262958.jpg

Cơm nắm khô cá lóc

Cuối cùng, thực đơn kết lại bằng món tráng miệng chuối sáp xào nước cốt dừa ngọt ngào, béo bùi. Chuối sáp được xào chín mềm, kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, thêm ít hành lá, tạo nên một món tráng miệng thanh tao và đầy hương vị cho một cái kết hoàn hảo, tròn trịa.

44999845114781139894784565701383123156583514n-1721446648398621566557.jpg4506726294719016424587104433431645719173069n-1721446648454377811689.jpg

Chuổi sáp xào nước cốt dừa

Bếp trưởng Trương Minh Triết - người đứng sau những món ăn đặc biệt này, cũng trực tiếp chia sẻ về món gỏi bông súng trộn tép đồng, đặc trưng của người miền Tây trong thực đơn "Mùa nước nổi" của nhà hàng MAMMOM. 

hmt8917-1-1721446978336485858964.jpghmt8943-1-17214469783021111356224.jpg

Đầu bếp Trương Minh Triết đang thực hiện món gỏi bông súng trộn tép.

Nguyên liệu gồm có bông súng, tép đồng chiên giòn, bông điên điển và rau thơm hỗn hợp. Một điểm đặc biệt là trong mùa nước nổi, bông súng vươn cao theo dòng nước, mang lại vị ngọt mát tự nhiên. Tép đồng mùa này ăn nhiều loại sinh vật phù du, thịt ngọt thơm đặc biệt. Khi mùa lũ về, bông điên điển nở rộ, trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong bữa cơm người miền Tây. Thưởng thức món ăn này là chạm đến hương vị tinh túy, chân thật nhất của miền sông nước.

4520231405169780140899669180460261246654989n-17214475040062044715024.jpg

Chia sẻ thêm về món Lẩu mắm Nam Bộ - signature của thực đơn “Mùa nước nổi", bếp trưởng Trương Minh Triết cho biết: “Mắm dùng cho món lẩu này để càng lâu ăn lại càng ngon càng đậm đà, ít nhất phải được ủ trên một năm. Người miền Tây khi thưởng thức lẩu mắm sẽ ăn kèm với rất nhiều loại rau bởi đây là món lẩu thiên về rau hơn là thịt. Nước lẩu mắm đậm đà nên rau, thịt hay hải sản nhúng chín có thể ăn ngay không cần nước chấm. Tuy nhiên có một số người sẽ ăn kèm nước mắm hoặc mắm me chua ngọt, tùy theo khẩu vị mỗi người”.

45068216110212831761699268772772984184098721n-1721448120789132836036.jpg

Ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc vận hành của VietDeli, đơn vị vận hành nhà hàng MAMMOM chia sẻ: “Chúng tôi luôn muốn mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực phong phú từ khắp các vùng miền Việt Nam. Thực đơn “Mùa Nước Nổi” là một phần trong nỗ lực của chúng tôi để giới thiệu văn hóa ẩm thực đa dạng và đậm đà bản sắc của mỗi vùng miền. Tại MAMMOM, mỗi món ăn không chỉ là sự kết hợp của các hương vị mà còn chứa đựng câu chuyện về lịch sử, con người và bản sắc dân tộc, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và sức sống bền vững của văn hóa ẩm thực Việt Nam”.

Nét dân dã thể hiện trong ẩm thực miền Tây

Ông Nguyễn Quốc Hoà chia sẻ thêm,thực tế ẩm thực miền Tây là một phần nhỏ của ẩm thực vùng Nam Bộ. Trong tổng thể bức tranh ẩm thực miền Nam, có thể nói ẩm thực miền Tây sở hữu nhiều nét “phóng khoáng” nhất từ các món ăn tới những phong vị đặc trưng. 

hmt8832-1721448241284408703435.jpg

Sở dĩ ẩm thực miền Tây có được nét phong phú như vậy là do nơi đây giao thoa văn hoá từ các dân tộc khác nhau, phổ biến nhất là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Mỗi khu vực, mỗi cộng đồng lại có những khẩu vị khác nhau. Quan trọng nhất là khi chế biến món ăn, người miền Tây luôn lựa chọn những nguyên vật liệu gần gũi nhất, đơn giản nhất có thể. 

45095415024926510375875141854686868092798124n-17214485127551768090841.jpg

Một bữa cơm của người miền Tây cũng dung dị như tính cách đặc trưng của họ, có thể chỉ là bát canh rau tập tàng hái ngay trong vườn hay vài con cá linh với bông điên điển vừa nở rộ khi mùa nước lên. Ngoài vườn có gì, xung quanh đang có gì, họ sẽ dùng ngay những nguyên liệu đó cho bữa cơm nhà nên sự đa dạng và “phóng khoáng” của ẩm thực miền Tây cũng bắt nguồn từ đó.

45095747010525834195350144604894254556180115n-172144927976179618765.jpg

"Ví dụ như món canh rau tập tàng là một món canh với các loại rau mọc trong vườn, nhà nào có rau gì sẽ dùng rau đó, không giới hạn sự sáng tạo trong cách chế biến. Cùng một món ăn, người miền Tây có những cách biến tấu độc đáo, Đơn cử như món bánh xèo miềm Tây, nhân bánh xèo có thể là thịt ba chỉ, tôm, đậu xanh, cũng có khi là thịt vịt, củ sắn (củ đậu), giá đỗ và đậu xanh hay thậm chí là bông điên điển - một thức quà đặc trưng của vùng sông nước trong mùa nước nổi” - Ông Nguyễn Quốc Hòa chia sẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022