Back to Ione Ý kiến bạn đọc
US-UK Thứ năm, 5/9/2019, 00:00 (GMT+7)
 

'Ma trận' thay đổi nền điện ảnh thế nào sau 20 năm?

Bộ phim tạo ra trào lưu quay phim mới, tác động đến thời trang cũng như xu hướng u tối của dòng phim khoa học viễn tưởng.

Loạt phim Ma trận (The Matrix) lần đầu ra mắt năm 1999, phô diễn những kỹ xảo, cảnh hành động đẹp mắt. Bộ phim được nhớ tới là tác phẩm khoa học viễn tưởng ấn tượng nhất đầu những năm 2000. 

Bộ phim theo chân Neo (Keanu Reeves) và các cộng sự trong hành trình giải cứu nhân loại khỏi những hiểm họa. Thế giới Neo đang sống chính là Ma trận - nơi anh có thể học võ Kung-fu hay bất cứ thứ gì thông qua những chương trình được cấy thẳng vào não. 

Khơi nguồn kỹ thuật Bullet Time

Cảnh quay mang tính biểu tượng nhất của bộ phim là cảnh viên đạn lướt chậm qua người diễn viên Keanu Reeves trong khi máy quay xoay xung quanh anh. Kỹ thuật quay này được gọi là Bullet Time, đòi hỏi cặp đạo diễn Lana - Lilly Wachowski và chỉ đạo hình ảnh Bill Pope phải chụp nhiều bức ảnh ở góc 360 độ. Bullet Time gắn liền với tên tuổi của Ma trận. Sau đó, hàng tấn phim, chương trình, thậm chí quảng cáo đã sao chép kỹ thuật này.

giai-ngo-nhanh-ve-bullet-time-5472-2811-1567591343.gif

Cảnh này tuy ngắn nhưng thực hiện phức tạp. Để thực hiện, cần có hàng chục, thậm chí hàng trăm máy ảnh kết nối với nhau vào một bảng điều khiển, được đồng bộ để có thể chụp cùng lúc. Tất cả các máy phải được đặt liên tiếp và cân bằng sao cho không bị lệch nhau. Hình ảnh sau khi chụp được ghép lại để tạo thành đoạn phim đánh lừa thị giác như thời gian bị chậm lại, chỉ có máy quay chuyển động.

Sử dụng nhiều kỹ xảo máy tính hơn

Những bộ phim như Toy Story (1995) hay Titanic (1997) đã sử dụng CG (hiệu ứng đồ họa giúp hình ảnh phim sống động hơn), nhưng phải đến Ma trận, CG mới trở thành "chuẩn mực". Kỹ xảo máy tính trở nên phổ biến ngay sau khi bộ phim phát hành, thậm chí sức sáng tạo với công nghệ này là vô tận. Nó là yếu tố then chốt trong một số bộ phim như AvatarDistrict 9 (2009).

0da70831237f9b6ed5cbab8b5419ba-3655-3481-1567593130.jpg

Trang phục da xuất hiện nhiều hơn

Mặc dù da là chất liệu thời trang có từ trước khi bộ phim được phát hành, nhưng thật khó để không chú ý đến những bộ quần áo thời thượng các diễn viên mặc trong phim. Sau khi Ma trận trở nên nổi tiếng, loại trang phục này cũng xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Những bộ phim sau này như Equilibrium (2002), Underworld (2003), Ultraviolet (2006)... đều bị ảnh hưởng bởi trang phục da. Khó phủ nhận rằng trông Laurence Fishburne và Keanu Reeves rất ngầu khi thực hiện các pha hành động mạnh trong bộ đồ da bóng.

dedb73afee17087fdfc0fbbb1db60f-5163-4054-1567593130.jpg

Nhiều "Dystopia" hơn trong các phim khoa học viễn tưởng

Dystopia là từ gốc Hy Lạp, để chỉ thế giới phát triển theo hướng tiêu cực, đáng sợ, dịch thô nghĩa là "nơi không tốt". Xã hội dystopia xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật lấy bối cảnh tương lai, nói về những vấn đề tồn tại (môi trường, chính trị, tôn giáo, tâm linh, khoa học công nghệ...) nếu không được giải quyết sẽ đưa xã hội đến tương lai dystopia. Đặc trưng là thể hiện sự phi nhân tính, chế độ độc tài, thảm họa môi trường và các yếu tố liên quan đến sự thoái hóa xã hội khác.

Ma trận ra mắt vài năm trước khi xảy ra thảm họa 11/9 ở Mỹ. Sau đó, các bộ phim trở nên u ám hơn. Thực chất, Ma trận đã đi trước một bước trong xu hướng này, khiến người xem đặt ra câu hỏi về bảo mật trong cuộc sống hàng ngày. Nó mở đường cho nhiều tác phẩm dystopia khác, như The Hunger Games, Snowpiercer, Children of Men hay V For Vendetta...

dystopia-7282-1567593131.jpg

Mở đầu trào lưu "vũ trụ điện ảnh"

Ngày nay, mọt phim điện ảnh biết tới các thương hiệu lớn qua những cái tên "vũ trụ quái vật MonsterVerse", "vũ trụ điện ảnh Marvel", "vũ trụ điện ảnh DC"... Thực chất, Ma trận đã mở đầu trào lưu này từ cách đây hai thập kỷ.

de78bafc434a76f2b34765f8c5af1c-6307-9874-1567593131.jpg

Trước khi chúng ta có thuật ngữ "vũ trụ điện ảnh", Ma trận đã thêm vào các dự án phụ và "phim mi-ni" để mở rộng thương hiệu. Ví dụ, The Animatrix đã giúp Ma trận tiếp cận với thế giới phim hoạt hình, mở rộng các ý tưởng chưa được đưa lên phim. Bộ phim này góp phần ảnh hưởng đến sự gia tăng các phim anime tại Mỹ.

Đây chỉ là số ít những điều Ma trận đã tạo nên ảnh hưởng, có thể nhìn thấy được. Ngoài ra, nó còn giúp môn võ Kung-fu nổi bật hơn ở Hollywood, dẫn đến dấu mốc ấn tượng trong sự nghiệp của Keanu Reeves khi anh tham gia John Wick (đạo diễn phim John Wick là diễn viên đóng thế của Keanu trong Ma trận). Tất cả yếu tố này làm sáng tỏ rằng, Ma trận là tác phẩm mang tính cách mạng, truyền cảm hứng cho những bộ phim sau này tại kinh đô điện ảnh Hollywood.

Mới đây, chủ tịch hãng phim Warner Bros xác nhận loạt phim Ma trận sẽ có phần 4, dự kiến khởi quay vào đầu 2020. Đạo diễn Lana Wachowski cùng các diễn viên Keanu Reeves, Carrie-Anna Moss cũng sẽ trở lại trong vai trò chính. Đây là dự án trở lại được mong chờ nhất với mọt phim khoa học viễn tưởng.

loat-phim-ma-tran-chinh-thuc-co-phan-4-1566349640_500x300.jpg
 
 
Loạt phim 'Ma trận' chính thức có phần 4
Cảnh hành động huyền thoại trong Ma trận 2

Thúy Anh (Theo CinemaBlend)

 
icon_gototop.png
\
\

\ '+ article.title +' \

\
\ '; }); $("#related_news").html(html); // slidePinBottom(); } }); $('.fb_share, .tw_share, .gg_share, .social_share').on('click', function(){ var action = $(this).attr('data-type'); if(typeof(action) != 'undefined' && action) { if(action == 'fb_share') { var linkFB = "https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=" + current_url; window.open(linkFB,'_blank','height=450,width=700,resizable=no,status=no'); } else if(action == 'tw_share') { var shortUrl = ''; $.getJSON("https://api-ssl.bitly.com/v3/shorten?login=o_1g23qvlqab&apiKey=R_0074fe3a89174f07ac13f1b47956f1eb&longUrl="+current_url, function(data) { if(typeof(data.data.url) != 'undefined' && data.data.url != '') { shortUrl = data.data.url; } }); setTimeout(function(){ if(shortUrl) { var linkTw = "https://twitter.com/intent/tweet?source=webclient&text="+titleshare+" - VnExpress "+shortUrl; window.open(linkTw,'_blank','height=450,width=700,resizable=no,status=no'); } }, 1000); } else if(action == 'gg_share') { var linkGG = "https://plus.google.com/share?url="+current_url; window.open(linkGG,'_blank','height=450,width=550,resizable=no,status=no'); } } }); $(window).scroll(function() { if ($(window).scrollTop() >= 200) { $('#to_top').fadeIn(); } else { $('#to_top').fadeOut(); } }); /**END BUTTON BACK TO TOP**/ $(".cmt_fix").click(function() { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#box_comment").offset().top }, 2000); }); $('.search_icon').click(function(){ $('.search-fullscreen-overlay').addClass('search-fullscreen-overlay-show'); }); $('.search-fullscreen-close').click(function(){ $('.search-fullscreen-overlay').removeClass('search-fullscreen-overlay-show'); }); $("#to_top").click(function() { $("html, body").animate({ scrollTop: 0 }); return false; }); }); (function(){ //Show parser if ( typeof(Parser) != "undefined" ) { Parser.SITE_URL = 'https://vnexpress.net'; Parser.URL = 'https://s.vnecdn.net/vnexpress/restruct/j/v467'; Parser.FLASH_URL = 'https://s.vnecdn.net/ione/f/v2'; Parser.SITE_ID = 1002764; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } })();

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022